Nhiều học sinh mồ côi trong đại dịch Covid-19 đang gặp vấn đề sức khỏe tâm thần

Hơn 56% học sinh được thăm khám đang có sang chấn tâm lý và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như lo âu, trầm cảm, ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hành vi,…

Nhiều học sinh bị sang chấn tâm lý và các vấn đề sức khỏe tâm thần

Theo thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu liên ngành các Khoa học Xã hội (CIRSS), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội, năm 2022, đơn vị đã tổ chức hoạt động đánh giá và hỗ trợ tâm lý cho học sinh mồ côi cha mẹ trong đại dịch Covid-19.

Tổng số học sinh được thăm khám và đánh giá hơn 100 em. Kết quả cho thấy, có hơn nửa học sinh đang có sang chấn tâm lý và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác (lo âu, trầm cảm, ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hành vi), chiếm 56,44% tổng số học sinh được đánh giá.

Số học sinh có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chiếm 20,79% tổng số học sinh được đánh giá. Số học sinh khỏe mạnh về sức khỏe tâm thần chiếm 22,77% tổng số học sinh được đánh giá.

Trung tâm Nghiên cứu liên ngành các Khoa học Xã hội cho biết, ngoài việc thăm khám, đánh giá sức khỏe tâm lý toàn diện cho học sinh, đơn vị cũng đã hỗ trợ can thiệp tâm lý ban đầu cho những học sinh đang có các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Đồng thời, nâng cao nhận thức và hướng dẫn cho những học sinh có nguy cơ cao cách phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần; hướng dẫn chuyên môn cho cán bộ tâm lý học đường tại trường; tư vấn cho Ban giám hiệu trường về việc phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe tâm lý cho học sinh; biên soạn tài liệu hướng dẫn tự chăm sóc sức khỏe tâm thần dành cho học sinh và nhà trường. 

Tập huấn phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần

Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu liên ngành các Khoa học Xã hội đã trở thành đơn vị đồng hành của một số đơn vị trường học. Năm 2022, Trung tâm Nghiên cứu liên ngành các Khoa học Xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng thực hiện nhiều chương trình có ý nghĩa khác.

Đơn cử là tổ chức chương trình tập huấn phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần cho 2.281 học sinh trung học, 232 giáo viên và phụ huynh ở 4 địa phương thuộc khu vực nông thôn, miền núi gồm: huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh; huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa; huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

Trong đó, 509 học sinh thuộc các dân tộc thiểu số như Cao Lan, Dao, H’Mông, Thái, Mường, Gia Rai, Tày, Nùng, Thổ,…

Mục tiêu của chương trình là tăng cường hiểu biết và nhận diện các vấn đề sức khỏe tâm thần cho học sinh, giáo viên và phụ huynh. Tăng cường kỹ năng ứng phó với các vấn đề sức khỏe tâm thần; thúc đẩy việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và các biện pháp phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần cho học sinh. Đồng thời, cung cấp kiến thức và kỹ năng tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp sức khỏe tinh thần cho học sinh nông thôn và miền núi. 

Tham gia chương trình, các em học sinh đã được cung cấp hiểu biết chung về sức khỏe tâm thần, nhận diện các vấn đề sức khỏe tâm thần, hiểu biết về cách phòng ngừa và ứng phó với các vấn đề sức khỏe tâm thần, được cung cấp kiến thức và kỹ năng tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp sức khỏe tinh thần.

Với giáo viên và phụ huynh, chương trình cung cấp hiểu biết chung về sức khỏe tâm thần, đặc điểm tâm lý lứa tuổi vị thành niên, các dấu hiệu nhận biết vấn đề sức khỏe tâm thần ở vị thành niên, nhận diện và hiểu các yếu tố nguy cơ và các yếu tố bảo vệ sức khỏe tâm thần vị thành niên.

Chương trình cũng hướng dẫn phụ huynh và giáo viên phòng ngừa các yếu tố nguy cơ, nâng cao các yếu tố bảo vệ sức khỏe tâm thần cho con; hướng dẫn cách giúp con ứng phó với các vấn đề sức khỏe tâm thần; cung cấp kiến thức và kỹ năng tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp sức khỏe tâm thần cho giáo viên và phụ huynh.

Theo Trung tâm Nghiên cứu liên ngành các Khoa học Xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trong định hướng hoạt động từ năm 2023 - 2025, đơn vị đặt mục tiêu tiếp tục hỗ trợ toàn diện vấn đề sức khỏe tâm thần cộng đồng và xây dựng được mô hình hỗ trợ dựa vào các nguồn lực xã hội.

Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.