Nhiều hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ 8.3, Ngày Quốc tế hạnh phúc 20.3, Ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26.3, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ tổ chức nhiều hoạt động với chủ đề “Mùa xuân nho nhỏ” từ ngày 1- 31.3.

Cụ thể, hoạt động chủ đề biển đảo quê hương trưng bày hình ảnh, hiện vật, phim tài liệu về biển đảo. Điểm nhấn là chương trình ca múa nhạc “Tình ca từ biển”, thể hiện tình yêu biển đảo quê hương của tuổi trẻ, đồng bào các dân tộc. Ngoài ra, trong khuôn khổ chương trình còn có các hoạt động chuyên đề “Xuân trên bản mường”; giao lưu “Tiếng hát mùa ban”... Vào các ngày cuối tuần trong tháng có chương trình “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”, trình diễn các tiết mục ca, múa, nhạc, các bài về mùa xuân dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người Tây Nguyên khi tháng 3 về.

Du khách còn được giao lưu văn nghệ, tham gia biểu diễn các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu mang âm sắc mùa xuân: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng, nghệ thuật hát then, đàn tính, các điệu múa chuông, múa rùa, các trò chơi dân gian như ném còn, đi cà kheo, đánh đu, đánh yến, kéo co...

Hoạt động có sự tham gia của khoảng gần 100 đồng bào của 14 dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer), đến từ 12 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Quy mô các hoạt động được tổ chức theo phương án phù hợp với diễn biến dịch Covid-19 trên thực tế. Nếu dịch bệnh được kiểm soát thì tăng cường các hoạt động của nhóm đồng bào hàng ngày, hạn chế tập trung đông người. Nếu dịch được khống chế, Ban tổ chức sẽ triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung hoạt động theo kế hoạch, tăng cường các hoạt động điểm nhấn thu hút khách du lịch.

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.