Nhập viện do nhiễm khuẩn khi điều trị viêm da cơ địa bằng tắm lá thuốc nam

Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ thông tin, bệnh viện vừa tiếp nhận người bệnh N.T.T.H (28 tuổi, Phú Thọ) trong tình trạng bị nhiễm khuẩn, phù nề, tiết dịch nhiều vị trí sau khi tắm bằng thuốc nam để điều trị bệnh viêm da cơ địa.

Tìm hiểu nguyên nhân, người bệnh có tiền sử bị viêm da cơ địa 1 năm, nghe mọi người xung quanh chia sẻ nên đã đi mua thuốc nam về tắm. Tuy nhiên, sau khi tắm, tình trạng không cải thiện mà ngày càng nặng hơn.

Nhiễm khuẩn do điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc nam, Bác sĩ cảnh báo -0
Hình ảnh người bệnh nhiễm khuẩn, phù nề khi vào viện (Ảnh: BVCC)

Khi được đưa tới Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, người bệnh bị ngứa nhiều, tình trạng đỏ da lan rộng, phù nề, tiết dịch, nhiễm khuẩn nhiều vị trí.

Qua thăm khám, người bệnh đã được điều trị bằng thuốc corticosteroid đường toàn thân, kháng sinh chống nhiễm trùng, kháng histamin, và thuốc bôi corticosteroid giúp giảm ngứa và chống viêm.

Đồng thời, người bệnh được hướng dẫn cách chăm sóc tổn thương tại chỗ, bôi kem dưỡng ẩm và tắm sữa tắm dưỡng ẩm. Sau điều trị, tình trạng bệnh có tiến triển tốt, tổn thương đã khô, thâm màu, hết phù nề.

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ khuyến cáo, viêm da cơ địa là một trong những vấn đề da liễu phổ biến. Bệnh không chỉ gây ra những tác động tiêu cực về mặt thẩm mỹ, mà còn ẩn chứa nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Bên cạnh đó, nếu không được chăm sóc, phòng ngừa đúng cách, bệnh có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống.

Nhiễm khuẩn do điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc nam, Bác sĩ cảnh báo -0
Hình ảnh người bệnh sau khi được các bác sĩ điều trị. (Ảnh: BVCC)

Như trường hợp người bệnh H, việc sử dụng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc chữa bệnh có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bội nhiễm, khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Nặng hơn, có thể dẫn đến hoại tử, thậm chí nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, rất may mắn người bệnh đến bệnh viện thăm khám kịp thời nên tránh được những tổn thương không mong muốn.

Chính vì vậy, khi có những biểu hiện của bệnh, người dân cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Sức khỏe

Ngành y tế hoàn thành 14/16 nhiệm vụ là nỗ lực vượt bậc
Tin tức

Ngành y tế hoàn thành 14/16 nhiệm vụ là nỗ lực vượt bậc

Chia sẻ bên lề phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho rằng, qua báo cáo ngành y tế gửi đến kỳ họp, việc giải quyết phần lớn những vấn đề phân công tại Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại các kỳ họp trước, cho thấy nỗ lực rất lớn của ngành.

Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc lá
Sức khỏe

Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc lá

Trước tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá đang trở thành mối lo của nhiều gia đình và toàn xã hội, vừa qua, Cục Y tế Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông vận tải) phối hợp với Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức Hội thi “Sinh viên ngành giao thông vận tải nói không với thuốc lá” năm 2024.

20 kỹ thuật mới, chuyên sâu được chuyển giao và thực hiện thành công tại BVÐK tỉnh Bình Định.
Sức khỏe

Hiệu quả từ chuyển giao, chủ động thực hiện kỹ thuật cao

Thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, từ năm 2020 - 2024, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định đã thực hiện được nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao từ việc tiếp nhận đào tạo, hỗ trợ chuyên môn và chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh). Những thành quả bước đầu được ghi nhận góp phần quan trọng trong cải thiện chất lượng khám, chữa bệnh, giảm tải áp lực cho tuyến trên.

Việc tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt nam tăng nhanh trong những năm gần đây.
Sức khỏe

Tầm nhìn dài hạn tác động tới hành vi người tiêu dùng

Tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường; trong đó, có nước giải khát có đường là một trong những nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ, tử vong... Theo đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nhằm giảm mức tiêu thụ và tác hại đối với sức khỏe.