Nhận biết nguyên nhân và điều trị đau xương cụt

Xương cụt nằm ngay dưới xương cùng, là phần cuối cùng của đốt sống. Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng xương cụt lại có nhiệm vụ rất quan trọng giúp cơ thể cân bằng khi ngồi, cố định các cơ quan trong cơ thể và hỗ trợ nâng đỡ cột sống. Nếu xương cụt bị đau sẽ làm người bệnh gặp khó khăn trong vận động.

Nhận biết nguyên nhân và điều trị đau xương cụt -0
Đau xương cụt xảy ra do xương cụt bị mất ổn định dẫn đến viêm các khớp lân cận, đặc biệt là khớp cùng chậu

1. Đau xương cụt là gì?

Xương cụt hay xương cùng nằm ở cuối cột sống và được cấu tạo bởi 4 hoặc 6 đốt sống. Phần xương này sẽ dịch chuyển về phía trước và làm nhiệm vụ giảm xóc mang lại cho con người cảm giác thoải mái và ổn định khi ngồi.

Đau xương cụt xảy ra do xương cụt bị mất ổn định dẫn đến viêm các khớp lân cận, đặc biệt là khớp cùng chậu. Cơn đau ở xương cụt sẽ chuyển từ nhẹ đến dữ dội và thường tăng nặng khi ngồi xuống, đứng lên hoặc ngả người ra sau. Cơn đau xương cụt có thể lan xuống hông và chân khiến cho việc đi lại của bệnh nhân gặp khó khăn. Nhiều khi người bệnh có thể cảm thấy nhói đau ở xương cụt khi đi vệ sinh hay quan hệ tình dục.

Đau xương cụt nếu kéo dài hơn 3 tháng sẽ nguy cơ trở thành mãn tính khiến việc điều trị trở nên phức tạp. Hơn thế, xương cụt bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của toàn bộ xương sống và làm suy giảm chức năng hệ vận động.

2. Nguyên nhân gây đau xương cụt

Cơn đau xương cụt có thể xuất hiện do chính những tổn thương tại xương cụt, tuy nhiên cũng có thể là hậu quả của một vấn đề sinh lý hoặc bệnh lý nào khác trong cơ thể:

-Bẩm sinh xương cụt bị dị dạng hoặc lệch vị trí.

-Sự phát triển của các gai xương trên xương cụt.

-Do ảnh hưởng từ cơn đau thoát vị đĩa đệm, đau thắt lưng.

-Do chấn thương khiến xương cụt bị rạn nứt, gãy hoặc lệch khỏi vị trí.

-Căng thẳng kéo dài tạo áp lực lên xương cụt: ngồi xe máy, xe đạp  hoặc ngồi trên mặt ghế cứng quá lâu.

-Hao mòn do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.

-Do nhiễm trùng, ung thư hoặc khối u.

-Do cơ thể thừa cân béo phì.

-Do giảm cân đột ngột.

Riêng ở phụ nữ, xương cụt bị đau còn bởi những thay đổi trong quá trình mang thai và sinh đẻ, các bệnh phụ khoa… cũng là những nguy cơ khiến tỷ lệ đau xương cụt ở nữ cao hơn nam.

3.Triệu chứng của đau xương cụt

Đau xương cụt thông thường sẽ cải thiện trong vài tuần hoặc vài tháng nhưng đôi khi có thể kéo dài lâu hơn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Các dấu hiệu đau xương cụt:

-Xuất hiện những cơn đau nhức, thỉnh thoảng có đau nhói.

-Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi ngồi xuống, khi chuyển từ ngồi sang đứng hoặc đứng trong thời gian dài…

-Khó ngủ và ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày: lái xe, cúi gập người.

-Một số trường hợp có thể kèm theo biểu hiện: đau lưng, đau chân, đau mông và hông.

4.Đau xương cụt có nguy hiểm không?

Tình trạng đau xương cụt có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào mức độ đau, tình trạng sức khỏe, tuổi tác, giới tính và nguyên nhân gây ra bệnh.

-Nếu đau xương cụt do các chấn thương vật lý gây ra thì không nên quá lo lắng, người bệnh chỉ cần hạn chế vận động, nghỉ ngơi, sau một thời gian triệu chứng sẽ tự khỏi.

-Trường hợp đau xương cụt do một số bệnh lý: xương khớp, phụ khoa… gây ra tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng có thể có những biến chứng: đau nhức kéo dài, hạn chế vận động, teo cơ, liệt chi dưới… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

5.Khi nào cần đi khám?

Nếu các triệu chứng bệnh không thuyên giảm sau khi sử dụng những biện pháp điều trị đơn giản tại nhà, người bệnh cần tới các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời trong trường hợp:

-Cơn đau không cải thiện, thậm chí còn nặng lên.

-Có thể bị chảy máu, nóng sốt

-Cơ thể người bệnh mệt mỏi, chán ăn, đau nhức, đặc biệt khi ngồi xuống, đứng lên và cúi người.

Nếu không chữa trị kịp thời, các cơn đau xương cụt kéo dài sẽ ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh. Việc điều trị sớm sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm như đau xương cụt mãn tính, teo cơ, yếu liệt hai chân…

6.Điều trị đau xương cụt

Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra để tìm ra nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau. Trong một số trường hợp bác sĩ có thể kết hợp phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng: chụp Xquang, chụp MRI…

Phương pháp điều trị có thể giảm đau xương cụt:

Tự chăm sóc tại nhà

Đây là phương pháp được ưu tiên hàng đầu khi mới chớm xuất hiện các cơn đau. Để hạn chế cơn đau, có thể:

-Thay đổi tư thế ngồi hoặc nằm

-Sử dụng đệm được thiết kế dành cho xương cụt, giúp giảm áp lực lên xương sống khi ngồi.

-Không nên ngồi lâu, cố gắng đứng dậy và đi lại thường xuyên.

-Mặc quần áo thoải mái.

-Có thể sử dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm cơn đau.

-Uống thuốc giảm đau không kê đơn.

Vật lý trị liệu

Nếu bệnh không thuyên giảm, có thể tham khảo phương pháp vật lý trị liệu được bác sĩ chỉ định: Nhiệt trị liệu; Điện trị liệu; Đèn chiếu hồng ngoại; Châm cứu; Bấm huyệt…. Ngoài ra các bác sĩ sẽ hướng dẫn những bài tập có tác dụng tới khung xương chậu để giảm cảm giác đau.

Thuốc điều trị

-Các loại thuốc giảm đau có thể được bác sĩ chỉ định: Thuốc giảm đau chống viêm (NSAIDs): ibuprofen, paracetamol đối với trường hợp đau nhẹ đến trung bình.

-Nếu đau nặng hơn, bác sĩ có thể sử dụng giảm đau liều mạnh: tramadol. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra tác dụng phụ: táo bón, đau đầu, chóng mặt.

-Thuốc giãn cơ dùng trong trường hợp có hiện tượng cơ cứng các cơ quan xung quanh vùng chậu.

-Thuốc giảm đau thần kinh ở mức độ nhẹ đến trung bình: Neurotin, Codein…

Phẫu thuật

Phẫu thuật luôn là lựa chọn cuối cùng khi những phương pháp điều trị trên không có kết quả. Trường hợp cần phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định loại bỏ một phần hoặc toàn bộ xương cụt. Tuy nhiên cơn đau sẽ không bị loại bỏ ngay lập tức sau khi phẫu thuật mà sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để xương cụt ổn định khi đó cảm giác đau nhức, khó chịu mới hoàn toàn biến mất.

7. Phòng ngừa đau xương cụt

Đau xương cụt chủ yếu liên quan đến chấn thương nên để phòng tránh hoặc giảm thiểu đau xương cụt thì không để chấn thương xảy đến với phần xương này. Cần lưu ý:

-Không ngồi, đứng hoặc chạy xe quá lâu.

-Ngồi thẳng lưng, không cúi gập người về phía trước.

-Nếu cần ngồi nhiều nên trang bị nệm ghế hoặc dụng cụ đỡ lưng.

-Hạn chế mang vác vật nặng.

-Tích cực tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.

-Giảm rượu bia, bỏ thuốc lá.

-Tăng cường thực phẩm có lợi cho xương khớp trong các bữa ăn hàng ngày.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.