Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh chứng mất ngủ

Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ thường xuyên, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Người bị mất ngủ thường cảm thấy khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu, dễ tỉnh.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), người trưởng thành cần ngủ ít nhất 7-9 giờ mỗi ngày, tùy thuộc vào từng độ tuổi cụ thể.

Nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 25% người dân ở Hoa Kỳ bị mất ngủ mỗi năm, nhưng khoảng 75% trong số này không phát triển thành tình trạng lâu dài.

Mất ngủ ngắn hạn có thể gây ra cảm giác mệt mỏi vào ban ngày, khó tập trung và các vấn đề khác. 

Những điều cần lưu ý về chứng mất ngủ -0
Mất ngủ ngắn hạn có thể gây ra cảm giác mệt mỏi vào ban ngày, khó tập trung và các vấn đề khác (Ảnh minh hoạ)

Chứng mất ngủ là gì?

Sử dụng máy tính hoặc các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ có thể dẫn đến tình trạng khó ngủ. Người bị mất ngủ thường khó đi vào hoặc duy trì giấc ngủ và có thể liên tục bị tỉnh giấc trong đêm.

Điều này sẽ dẫn tới tình trạng buồn ngủ vào ban ngày, lờ đờ, cảm giác tinh thần và thể chất không khỏe, dễ cáu gắt, khó chịu và lo lắng. Từ đó, làm giảm hiệu quả học tập và công việc cũng như hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân.

Ngoài ra, mất ngủ còn làm góp phần phát triển các bệnh mãn tính, chẳng hạn như béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch hay trầm cảm.

Nguyên nhân gây mất ngủ

Mất ngủ có thể là kết quả của một loạt các yếu tố sức khỏe về cả thể chất và tâm lý. Thông thường, nguyên nhân gây ra mất ngủ là một vấn đề tạm thời, chẳng hạn như căng thẳng ngắn hạn. Tuy nhiên trong một số trường hợp khác, chứng mất ngủ bắt nguồn từ một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Nguyên nhân phổ biến bao gồm:

- Bị lệch múi giờ, chuyển ca tại nơi làm việc hoặc có bất kỳ thay đổi nào khác liên quan đến đồng hồ sinh học bên trong cơ thể

- Phòng quá nóng, quá lạnh, ồn ào hoặc giường không thoải mái

- Tập thể dục quá ít

- Bị ám ảnh hoặc gặp ác mộng vào ban đêm

- Sử dụng chất kích thích

Bên cạnh đó, các vấn đề tình trạng sức khỏe khác dưới đây cũng sẽ hạn chế chất lượng giấc ngủ của chúng ta bao gồm:

- Tuyến giáp hoạt động quá mức

- Chứng ngưng thở lúc ngủ

- Bệnh trào ngược dạ dày (GERD)

- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

- Đau mãn tính

Hơn nữa, sử dụng một số loại thuốc cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ mà chúng ta không ngờ tới, bao gồm: corticoid, statin, thuốc chẹn alpha, thuốc chẹn beta, thuốc chống trầm cảm, sự kết hợp của glucosamine và chondroitin…

Phân loại tình trạng mất ngủ

Mất ngủ có thể được phân thành 2 loại là mất ngủ cấp tính (ngắn hạn) và mất ngủ mãn tính (có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm).

Các bác sĩ cũng phân loại mất ngủ theo nguyên nhân: chứng mất ngủ nguyên phát là các vấn đề rối loạn liên quan tới giấc ngủ mà không có mối liên hệ tới tiền sử bệnh lý của bạn và mất ngủ thứ cấp là kết quả của một vấn đề sức khỏe khác.

Ngoài ra, mất ngủ cũng được phân loại theo mức độ nghiêm trọng từ nhẹ, vừa phải cho tới trầm trọng.

Phương pháp điều trị chứng mất ngủ

Phương pháp điều trị tốt nhất có thể phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và loại mất ngủ, một số tùy chọn bao gồm:

- Tư vấn từ các chuyên gia

- Liệu pháp hành vi nhận thức, hoặc CBT

- Thuốc theo toa

- Sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn

- Melatonin

Chăm sóc giấc ngủ tại nhà

Một số biện pháp khắc phục và lời khuyên có thể giúp kiểm soát chứng mất ngủ:

- Đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ cố định, thiết lập một thói quen.

- Thư giãn trước khi ngủ

- Để điện thoại và các thiết bị điện tử khác bên ngoài phòng ngủ.

- Nhiệt độ phòng thoải mái.

- Sử dụng rèm để làm tối căn phòng lúc cần.

- Tránh đi ngủ khi đói, đồng thời tránh ăn quá no trong vòng 2-3 giờ trước khi đi ngủ.

- Hạn chế uống caffein và rượu, đặc biệt là vào ban đêm.

- Có một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng để tăng cường sức khỏe tổng thể.

Mất ngủ là một vấn đề phổ biến và là kết quả của nhiều vấn đề, có thể liên quan đến sức khỏe thể chất hoặc tinh thần. 

Giữ sức khỏe thể chất lành mạnh cũng rất quan trọng đối với giấc ngủ. Tập thể dục đều đặn nhưng không tập trong vòng 4 tiếng trước khi đi ngủ, thực hiện các bài tập thở và thư giãn, đặc biệt là trước khi ngủ giúp hỗ trợ cải thiện trình trạng bệnh. 

Tìm các sở thích để duy trì hàng ngày trước khi đi ngủ có thể giúp bạn dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ hơn, chẳng hạn như nghe nhạc nhẹ hoặc đọc sách.

(Nguồn: https://www.medicalnewstoday.com)

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.