Nguyên giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh bị cáo buộc gây thất thoát ngân sách hơn 22 tỷ đồng

Nguyên giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh Phan Minh Tân bị Viện KSND TP. Hồ Chí Minh cáo buộc gây thiệt hại ngân sách hơn 22 tỷ đồng, tuy nhiên ông này cho rằng mình bị oan và có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.

Bị cáo buộc gây thiệt hại gần 20 tỷ đồng, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh kêu oan
Nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh Phan Minh Tân

Viện KSND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Phan Minh Tân (69 tuổi, Phó giáo sư, tiến sĩ, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ (KH-CN) TP. Hồ Chí Minh) và 5 đồng phạm về tội Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo cáo trạng, đây là vụ án Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng do ông Phan Minh Tân và 5 bị can khác thực hiện. Lợi dụng chức trách và nhiệm vụ được giao, ông Tân cùng đồng phạm trong quá trình thẩm định, xét duyệt hỗ trợ vốn và cho Công ty Huy Hoàng vay để thực hiện cùng lúc 2 dự án đã cố ý làm trái các quy định của pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân sách Nhà nước.

Trong đó, ông Tân và Võ Thùy Linh phải chịu trách nhiệm hình sự đối với thiệt hại gây ra của dự án 1 và 2 với tổng số tiền hơn 22 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ TP. Hồ Chí Minh được thành lập năm 2007 là tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ của TP. Hồ Chí Minh.

Hội đồng quản lý của quỹ trên gồm 6 thành viên do ông Phan Minh Tân làm chủ tịch. Cơ quan điều hành của quỹ là Quỹ đầu tư phát triển đô thị TP. Hồ Chí Minh (HIFU).

Qua quá trình điều tra xác định, tháng 8 đến tháng 9.2009, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, ông Tân và các đồng phạm đã làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công trong xét duyệt vay và hỗ trợ Công ty đầu tư và phát triển công nghệ Huy Hoàng thực hiện 2 dự án không đúng quy định, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân sách Nhà nước.

Cụ thể, tại dự án 1: “Thiết kế và Sản xuất thử nghiệm Chip nhận dạng từ xa qua song radio TS09-01 Chip RFID”: Tháng 8.2009, Công ty Huy Hoàng có công văn gửi Sở KH-CN đề nghị hỗ trợ kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học với số tiền 5,1 tỷ đồng để thực hiện dự án 1.

Ông Phan Minh Tân đã thẩm định, duyệt và thông qua phương án của Công ty Huy Hoàng và công ty này đã được hỗ trợ 4,9 tỷ đồng. Tiến độ cấp kinh phí chia làm 3 đợt. Mặc dù tiến độ thực hiện dự án của Công ty Huy Hoàng chậm hơn kế hoạch, nhưng ông Tân cùng các đồng phạm vẫn đề xuất, xét duyệt cấp tiếp kinh phí đợt 2 là 700 triệu đồng. 

Sau khi nhận kinh phí đợt 2, Công ty Huy Hoàng không hoàn thành được dự án, cũng không hoàn trả kinh phí phải thu hồi. Theo kết luận giám định, dự án 1 gây thiệt hại gần 3,2 tỷ đồng.

Song song với dự án: tháng 9.2009, Công ty Huy Hoàng có công văn gửi Sở KH-CN đề nghị vay 10 tỷ đồng để thực hiện dự án: Đầu tư và phát triển công nghệ chip nhận dạng bằng sóng vô tuyến RFID” (dự án 2).

Sau các bước thẩm định, xét duyệt, đầu năm 2010, ông Phan Minh Tân đã ký văn bản kết luận dự án đạt yêu cầu, đồng ý cho vay dù có nhiều ý kiến phản đối cho rằng dự án không khả thi, đồng thời đề nghị xem xét lại nguồn vốn của Công ty Huy Hoàng.

Tháng 4.2010, HIFU ký hợp đồng cho Công ty Huy Hoàng vay 10 tỷ đồng, thời hạn 48 tháng, lãi suất 0%, tiến độ giải ngân chia thành nhiều đợt. Tuy nhiên sau khi nhận giải ngân đợt 3 ngày 13.5.2011, Nguyễn Trọng Vũ xuất cảnh bỏ trốn về Mỹ.

Tính đến ngày 30.6.2021, thiệt hại của dự án 2 được xác định là 19,5 tỷ đồng gồm gốc lẫn lãi.

Cáo trạng thể hiện, trong quá trình điều tra, ông Tân thừa nhận biết Công ty Huy Hoàng không đủ năng lực tài chính và còn hạn chế nhưng xét thấy lĩnh vực sản xuất chip điện tử đang được Nhà nước khuyến khích nên ủng hộ. 

Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, nơi ông Tân từng nhiều năm làm Giám đốc

Tuy nhiên, ông Tân và một số bị can khác không thừa nhận hành vi phạm tội vì cho rằng việc xét duyệt cho vay là đúng quy định và cho rằng mình bị oan, cơ quan công tố đã bỏ qua các chứng cứ, nội dung chứng minh hành vi không phạm tội của mình.

Trong đơn gửi đến các cơ quan chức năng, ông Tân nêu ra nhiều căn cứ khẳng định việc xét duyệt và cho Công ty Huy Hoàng của Hội đồng quản lý quỹ phát triển KH-CN vay để thực hiện các dự án là hoàn toàn có sở. Công ty này đáp ứng khả năng tài chính tại thời điểm xét duyệt cho vay.

Việc tiến hành trưng cầu giám định tính khả thi, ứng dụng của 13 phần mềm ứng dụng mà Công ty Huy Hoàng đã sản xuất thành công đã được Cục Bản quyền - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng nhận.

Ông Tân cho rằng về tội danh Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng là không có căn cứ vì số tiền cung ứng cho quỹ phát triển khoa học và công nghệ không phải là vốn đầu tư công. Các cơ quan buộc tội chưa điều tra chứng minh tổ chức, cá nhân nào đã chiếm đoạt tiền của quỹ Phát triển KH-CN TP. Hồ Chí Minh nhưng truy tố mình và các bị can khác là không đảm bảo khách quan, không công bằng và có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. 

Pháp luật

Tuyên truyền bằng loa di động có tác dụng trực tiếp, thiết thực, dễ nghe, dễ hiểu. Ảnh: ITN
Pháp luật

Tiền Giang: Phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn

Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật áp dụng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, các mô hình hiệu quả tại tỉnh Tiền Giang đã góp phần đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.