Khai thác giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo phục vụ phát triển

Nguồn tài nguyên vô giá

Hàng chục nghìn di tích, hàng nghìn lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo là những giá trị di sản vật thể, phi vật thể vô cùng quý giá của dân tộc. Đây chính là nguồn tài nguyên có thể khai thác, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, PGS.TS. Chu Văn Tuấn nhận định. 

Nhiều di tích, di vật mang giá trị lịch sử, văn hóa

Theo PGS.TS Chu Văn Tuấn, văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo là toàn bộ giá trị mà các tín ngưỡng, tôn giáo tạo ra trong quá trình hình thành, phát triển trong mối tương quan với văn hóa nói chung, với các lĩnh vực của đời sống con người nói riêng. Văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo phản ánh tầng sâu trong đời sống tinh thần của con người với những nguyện vọng, nguyên tắc ứng xử với đấng thiêng, với thần, thánh; đồng thời cũng chính là những mong cầu của con người trong cuộc sống hằng ngày. Nói đến văn hóa, trong đó có văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng, chúng ta thường đề cập tới hai phương diện cơ bản là văn hóa vật thể và phi vật thể, nhưng đây cũng là cách phân chia mang tính tương đối. 

Nhiều di sản mang giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc - Ảnh: lamviennuicam.com
Nhiều di sản mang giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc. Ảnh: lamviennuicam.com

Trên phương diện văn hóa vật thể, các tín ngưỡng, tôn giáo đã tạo ra nhiều công trình là những di sản văn hóa quốc gia và thế giới, trong đó có những công trình đã tồn tại hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm. Chẳng hạn như di tích chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Hương, chùa Thầy, đền Quán Thánh, đền Kim Liên, phủ Tây Hồ, Nhà thờ Lớn (Hà Nội); chùa Phật Tích, chùa Dâu (Bắc Ninh); chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang); khu di tích đền Hùng (Phú Thọ); nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình); chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén (Thừa Thiên Huế); chùa Thập Tháp Di Đà (Bình Định), chùa Chúc Thánh, di tích Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam), Nhà thờ Đức Bà (TP Hồ Chí Minh); Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, Thánh đường Islam giáo Mubarak (An Giang); Thánh thất Cao Đài Tây Ninh (Tây Ninh)... 

PGS. TS. Chu Văn Tuấn cho biết, theo thống kê sơ bộ, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 30.000 cơ sở thờ tự của các tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam…), chưa kể hàng chục nghìn cơ sở tín ngưỡng (đình, đền, miếu…) trải dài trên khắp các vùng miền cả nước. Trong số này, chiếm tỷ lệ không nhỏ là các cơ sở thờ tự đã được công nhận di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia, cấp quốc gia đặc biệt. Điều đáng lưu ý là, các di tích tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ tồn tại một cách độc lập mà còn tạo ra không gian văn hóa, quần thể văn hóa mang tính rộng lớn như quần thể di tích danh thắng Yên Tử (bao gồm cả Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang) mang đậm chất tín ngưỡng tôn giáo, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. 

Không chỉ có những di tích nổi tiếng, tín ngưỡng, tôn giáo còn tạo ra và để lại nhiều di vật có giá trị như bia ký, các pho tượng cổ, chuông, khánh cổ, mộc bản, các bức hoành phi, câu đối, phù điêu, các mảng chạm khắc, tác phẩm, kinh sách cổ có giá trị... Chẳng hạn, bia Thanh Mai (chùa Thanh Mai), bia Sùng Thiện Diên Linh (chùa Đọi Sơn), tượng Phật chùa Phật tích, tượng Phật nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp), mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà... Rất nhiều di vật đã trở thành Bảo vật quốc gia, được thế giới ghi nhận như mộc bản chùa Bổ Đà, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm... 

Giá trị đạo đức, tinh thần nhân văn

Bên cạnh văn hóa vật thể, PGS. TS. Chu Văn Tuấn cho rằng, tín ngưỡng, tôn giáo cũng tạo ra văn hóa phi vật thể, đó là những giá trị đạo đức, nhân văn, triết lý trong ứng xử với con người, với tự nhiên và xã hội, những loại hình nghệ thuật, nghi lễ... Đặc biệt, có rất nhiều lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo được giữ gìn, bảo tồn phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác như lễ hội chùa Hương, lễ hội Yên Tử, lễ hội Phủ Dầy, lễ hội Katé, lễ hội núi Bà Đen... Theo thống kê của ngành Văn hóa, cả nước có khoảng 8.000 lễ hội, trong đó có 600 lễ hội tôn giáo, số còn lại đa phần gắn liền với tín ngưỡng.

Trong tín ngưỡng, tôn giáo cũng có nhiều tư tưởng, đạo đức, nhân văn, hướng con người tránh cái ác, làm điều lành như tư tưởng từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha của Phật giáo; tư tưởng kính Chúa, yêu người của Công giáo, Tin lành; tư tưởng về tứ đại trọng ân của Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hòa Hảo... Tôn giáo nào cũng đưa ra những quy định để con người thực hành, trở thành một con người tốt: Phật giáo đưa ra ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu). Trong 10 điều răn của Công giáo có tới 7 điều khuyên răn con người làm việc thiện: thảo kính cha mẹ, chớ giết người, chớ làm sự dâm dục, chớ lấy của người, chớ làm chứng dối, chớ muốn vợ chồng người, chớ tham của người. Những tư tưởng, triết lý, đạo đức cao đẹp của các tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần xây dựng đạo đức, lối sống con người Việt Nam bao nhiêu thế hệ. Và trong bối cảnh hiện nay, khi đạo đức xã hội có dấu hiệu khủng hoảng, việc phát huy những giá trị đạo đức, tinh thần nhân văn, hướng thiện của các tôn giáo có ý nghĩa quan trọng.

Giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo là tổng hòa, kết tinh của các yếu tố vật thể, phi vật thể trong quá trình hình thành, phát triển và gắn với lịch sử dân tộc. Có thể nói, hàng chục nghìn di tích, hàng ngàn lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo là những giá trị vô cùng quý giá, minh chứng rõ ràng về văn hóa, lịch sử, truyền thống lao động sản xuất, đấu tranh với thiên tai, địch họa; đồng thời phản ánh sự phong phú, đa dạng trong đời sống tinh thần của dân tộc cũng như sự sáng tạo của bao thế hệ trong lịch sử. 

Trong thời đại ngày nay, văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ thỏa mãn đời sống văn hóa của xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho nền văn hóa dân tộc, mà còn có nhiều ý nghĩa cho sự phát triển đất nước nói chung trong các giai đoạn kế tiếp. Đây chính là nguồn tài nguyên quý giá, có thể vừa bảo tồn, vừa khai thác một cách bền vững cho sự phát triển đất nước.

Văn hóa - Thể thao

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Bà Rịa - Vũng Tàu kích hoạt “mùa vàng” du lịch dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam

Hướng tới kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức chuỗi lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch sôi động, trải dài từ thành phố biển đến các địa phương. Những sự kiện đặc sắc như đại nhạc hội, lễ hội khinh khí cầu, liên hoan diều nghệ thuật không chỉ tri ân lịch sử mà còn mở ra “mùa vàng” du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ba tuyển thủ Việt Nam góp mặt trong đội hình các ngôi sao Đông Nam Á
Du lịch - Thể thao

Ba tuyển thủ Việt Nam góp mặt trong đội hình các ngôi sao Đông Nam Á

Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Quang Hải và Đỗ Duy Mạnh đã chính thức được Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) lựa chọn vào đội hình Đội tuyển các ngôi sao Đông Nam Á (ASEAN All-Stars). Đội hình này sẽ tham dự trận giao hữu đặc biệt với CLB Manchester United, diễn ra ngày 28.5 tại SVĐ Bukit Jalil, Kuala Lumpur, Malaysia.

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024
Văn hóa - Thể thao

Chiếc mũ cối đặc biệt của nữ quân nhân tại đấu trường nhan sắc Hoa hậu Việt Nam 2024

Là một trong những thí sinh lọt chung khảo cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024, Thiếu úy Trần Ngọc Châu Anh không chỉ sở hữu vẻ đẹp hình thể ấn tượng mà còn truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về tình yêu đất nước, trách nhiệm và phẩm chất kiên cường của thế hệ trẻ.

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình
Văn hóa

Tái bản hồi ký của nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, NXB Chính trị quốc gia Sự thật và Omega Việt Nam hợp tác xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris.

"Mối giao cảm" của Tina Merandon
Văn hóa - Thể thao

"Mối giao cảm" của Tina Merandon

Nhằm khám phá mối quan hệ đặc biệt giữa con người và động vật trong cuộc sống hàng ngày, Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh "Mối giao cảm giữa con người và động vật" của nghệ sĩ người Pháp Tina Merandon, trong khuôn khổ chương trình Nghệ sĩ lưu trú Villa Saigon 2025.

Khơi gợi tự hào dân tộc qua trang sách
Văn hóa - Thể thao

Khơi gợi tự hào dân tộc qua trang sách

Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 được tổ chức tại Thư viện Quốc gia Việt Nam có chủ đề "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" nhằm khẳng định vai trò to lớn của sách trong bồi đắp tri thức, nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc.

Du ngoạn Việt Nam qua sắc màu
Văn hóa - Thể thao

Du ngoạn Việt Nam qua sắc màu

Vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, di sản kiến trúc trầm mặc, nét đặc sắc của phong tục tập quán và sự bình dị của đời sống trên khắp mọi miền đất nước đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, dẫn người xem vào chuyến du ngoạn qua ba miền đất nước thông qua những nét vẽ, mảng màu sinh động.

Chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa

Chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhằm chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức chuỗi chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc biệt trên cả nước, mang đậm dấu ấn lịch sử, nghệ thuật và lòng tự hào dân tộc.