Người tài xử án

Xử án như Bao Công thì hiếm có, đáng là biểu tượng cho khát khao công lý của muôn đời. Những khi hình pháp bị khinh nhờn, dân gian bị áp bức thì người ta càng nhớ đến Bao Công - Bao Thanh Thiên. Nước ta cũng có những ông quan giỏi, biết tìm ra lẽ phải, xử án tinh tường, được sử sách lưu truyền. Ở đây là một vài tấm gương tiêu biểu.

Phạm Công Trứ quê Liêu Xá (Yên Mỹ, Hưng Yên), đỗ tiến sĩ năm 1628. Năm 1642 được cử làm đốc đồng Sơn Nam dưới quyền Tây vương Trịnh Tạc. Hồi đó có hai xã tranh nhau địa giới, bên đuối lý ngầm chôn mốc đá, rồi làm đơn phúc khiếu. Phạm Công Trứ nhận đơn, sai cấp dưới đến tận nơi đào mốc đá lên kiểm tra. Ông dặn khi đào phải che nắng thật kỹ, đào xong phơi nắng ngay, tính xem bao lâu thì khô. Cả cấp dưới và đại diện hai xã đều không hiểu làm thế để làm gì. Khi ra công đường, Phạm Công Trứ mở phiên xử vào đúng thời điểm cấp dưới phơi hòn đá mốc, ông cũng vớt hòn đá ngâm nước lên phơi cho đại diện cả hai xã cùng xem. Thời gian đá khô gần bằng thời gian phơi hòn đá mốc. Bấy giờ xã chôn lại hòn đá mốc phải nhận phần sai xin chịu quan trên trách phạt. Phạm Công Trứ chỉ lấy đạo lý láng giềng răn bảo, đại ý nếu quan hệ với láng giềng có đạo lý thì người gần thích đến mà người xa cũng thích đến. Việc kiện cáo giữa hai xã trải mấy đời quan đến lúc đó mới chấm dứt.

Minh họa của Thúy Hằng
Minh họa của Thúy Hằng

Một lần trong phủ có việc làm thịt trâu. Tự dưng người làm bếp lăn quay ra chết cứng khiến ai nấy hoảng sợ. Thuộc hạ báo tin ngay cho Phạm Công Trứ. Ông lập  tức đến hiện trường. Qua khám xét, đoán người làm bếp có thể ăn vụng nuốt vội miếng tiết nóng mà ra chuyện. Liền sai khám miệng, thấy có vết máu, liền sai vớt bèo đắp lên kín người kẻ xấu số, chỉ để hở mắt và miệng. Lát sau người làm bếp tỉnh lại, thú nhận có nuốt vội miếng tiết trâu quá to thật. Mọi người được bài học nhớ đời.

Lê Đình Kiên quê Bái Trại (Yên Định, Thanh Hóa) giữ chức trấn thủ Sơn Nam lại tìm ra một vụ án do người lái buôn Tàu gây ra ở bản hạt. Người Tàu này cắm sào buôn bán khá lâu, vốn mê hát nên thường đi xem chèo, rồi mê vợ chủ gánh hát. Lòng tham chiếm đoạt khiến hắn bỏ nhiều tiền thuê gánh hát xuống thuyền biểu diễn. Hát xong lại thịnh tình khoản đãi cơm rượu có bỏ thuốc mê cho bất tỉnh. Rồi sai gia nhân giấu người vợ xuống dưới cột buồm, miệng cho ngậm sâm khỏi chết. Người chồng tỉnh rượu không thấy vợ vội bổ đi tìm khắp nơi, nghi người Tàu bắt vợ nên báo quan. Trấn thủ Lê Đình Kiên sai quân xuống thuyền tìm nhưng không thấy. Ông đồ thuyền có hai lớp đáy để chở hàng lậu nên lệnh cho lục soát kỹ. Người Tàu liền tuốt gươm hô gia nhân giữ thuyền không cho lục soát. Lê Đình Kiên quát nếu chống lệnh thì giết không tha. Nhân việc kháng cự đó ông cho bắt ba tên gia nhân giải về công đường, giam riêng mỗi tên một nơi, rồi tra tấn hai tên thật đau cho tên thứ ba chứng kiến từ xa. Lúc giải tên thứ ba vào, ông quát phủ đầu: “Bọn kia đã cung khai cả rồi, lời khai đã đủ cả đây, nếu ngươi khai sai ta tất không tha đòn roi trừng phạt”. Ông giơ tờ giấy đầy chữ có điểm chỉ lên cho hắn coi. Tên này sợ khai sai sẽ bị đòn nên khai hết sự thật. Lê Đình Kiên liền sai người đến dưới cột buồm cứu người vợ chủ gánh hát. Bấy giờ tên lái buôn Tàu buộc phải cúi đầu nhận tội.

Nguyễn Khoa Đăng (1691 - 1725) quê gốc Hải Dương, theo Đoan quốc công Nguyễn Hoàng vào Nam, giữ chức Nội tán kiêm Án sát sứ tổng tri quân quốc trọng sự dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Năm 1722 ông đi kinh lý vùng Hồ Xá (tức truông Nhà Hồ), nơi trộm cướp hoành hành khó trị lâu nay. Ông nhận định sở dĩ trộm cướp có đất hoạt động là do chúng từ dân mà ra. Liền tổ chức kiểm tra nhân khẩu chặt chẽ, kết hợp đặt lệ toàn dân cùng bắt cướp. Một thời gian sau tưởng phép quan đã nhờn, bọn cướp lại hoạt động, cướp sạch chuyến giấy của nhà buôn đi qua truông Nhà Hồ rồi tẩu tán hết không để lại giấu vết gì. Nhận được tin báo, Nguyễn Khoa Đăng liền cho quân đi mua hết giấy ở vùng Hồ Xá rồi sức giấy lệnh cho mọi người khai rõ họ tên, quê quán, hành trạng trong thời điểm xảy ra vụ cướp, hạn trong ba ngày phải nộp đủ, ai không nộp tờ khai sẽ bị kết tội cướp. Nhà nào cũng cần mua giấy làm tờ khai khiến cho giá giấy đội lên cao chóng mặt. Có tên cướp hám lợi đem giấy cướp được ra bán. Quan quân nhận ra loại giấy bị cướp mà bắt được. Từ đó truy bắt được toàn bộ toán cướp. Đúng là lúc thường họ vẫn ở nhà làm ăn bình thường, khi có cơ hội họ mới rủ nhau làm cướp. Từ khi quan án Nguyễn Khoa Đăng truy bắt được toán cướp này, những kẻ hám lợi khác không dám rủ nhau làm cướp nữa. Nạn cướp ở Truông Nhà Hồ do đó bị dẹp tan. Dân Đàng Trong ví ông như Bao Công và truyền tụng câu ca: “Yêu em anh cũng muốn vô/ Sợ truông Nhà Hồ sợ phá Tam Giang/ Phá Tam Giang ngày rày đã cạn/ Truông Nhà Hồ nội tán cấm nghiêm”.

Thực ra thời nào cũng có người tài xét án. Chỉ sợ tài nhưng thiếu tâm, bị “đồng bạc đâm toạc tờ giấy” khiến án vòng vo trong cảnh xui nguyên giục bị kiếm lợi của người xét án mà thôi. Đây đó có người xét án cấp tỉnh hay cấp quốc gia còn bị đồng bạc chi phối dẫn đến chính mình lại thành kẻ bị xét xử.

Văn hóa

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.