Người phải thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án không?

Tôi là người bị kiện trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng. Tại Bản án sơ thẩm, Toà án đã tuyên tôi có nghĩa vụ phải trả cho ngân hàng 5 tỷ đồng và tiền lãi quá hạn phát sinh là 3,5 tỷ đồng. Vì vậy, hiện nay tiền lãi phát sinh hàng tháng rất nhiều. Xin hỏi, tôi có quyền yêu cầu Cơ quan Thi hành án Dân sự kê biên xử lý tài sản mà tôi đang thế chấp cho khoản vay trên để thanh toán khoản nợ cho ngân hàng hay không? - Câu hỏi của bạn Nguyễn Thị Kiều Oanh (Gia Lâm, Hà Nội).

Người phải Thi hành án có quyền yêu cầu Thi hành án không? -0
Ảnh minh họa/ITN

 Luật sư Hoàng Văn Chiển, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Kể từ ngày Bản án của Toà án có hiệu lực pháp luật, cho đến khi thi hành án xong, bạn (bên phải thi hành án) phải chịu khoản tiền lãi của số tiền nợ gốc còn phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn mà các bên thỏa thuận trong các Hợp đồng tín dụng và giấy nhận nợ kèm theo. Trường hợp trong các hợp đồng tín dụng và giấy nhận nợ, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng cho vay thì lãi suất mà khách hàng vay phải tiếp tục thanh toán cho Ngân hàng theo Quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh của lãi suất Ngân hàng cho vay. Vì vậy, chúng tôi có thể hiểu với khoản tiền bạn vay là 5 tỷ đồng của Ngân hàng và đã phát sinh nợ quá hạn thì tiền lãi hàng tháng bạn phải trả lãi quá hạn tương ứng 150% lãi suất trong hạn.

Tại điểm b, khoản 1, Điều 7a, khoản 1, Điều 30, Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-VPQH Luật Thi hành án dân sự Văn phòng Quốc Hội ban hành ngày 25/01/2022 quy định rõ:

Điều 7a. "Quyền, nghĩa vụ của người phải thi hành án"

1. Người phải thi hành án có các quyền sau đây:

b) Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật này;

“Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án

1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.

Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do

sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở

ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.”

Căn cứ quy định trên, bạn có quyền nộp Đơn yêu cầu thi hành án và phối hợp thực hiện các thủ tục yêu cầu thi hành án đối với Bản án. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày Cơ quan Thi hành án nhận được hồ sơ hợp lệ sẽ ban hành Quyết định Thi hành án.

Khi bạn đã nhận được Quyết định thi hành án của cơ quan Thi hành án Dân sự có thẩm quyền ban hành thì bạn có quyền tự nguyện thi hành án trong khoảng thời gian là 10 ngày.

Theo khoản 6, Điều 24, Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-VPQH Luật Thi hành án Dân sự cũng thể hiện:

6. Trường hợp người phải thi hành án tự nguyện giao tài sản theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 7a, Luật Thi hành án dân sự để thi hành nghĩa vụ trả tiền thì Chấp hành viên lập biên bản về việc tự nguyện giao tài sản. Biên bản này là cơ sở để Chấp hành viên giao tài sản theo thỏa thuận hoặc tổ chức việc định giá, bán tài sản. Chi phí định giá, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác theo quy định của pháp luật do người phải thi hành án chịu.

Như vậy, mặc dù bạn là một trong số những Người phải thi hành án, không phải Người được thi hành án, bạn cũng có quyền nộp Đơn yêu cầu thi hành án để sớm xử lý tài sản thanh toán khoản nợ, kết thúc việc phát sinh các khoản lãi quá hạn. Trên thực tế, rất ít trường hợp chủ tài sản có sự phối hợp, tự nguyện đề nghị Cơ quan thi hành án Dân sự xử lý tài sản đang thế chấp, đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ tại các Tổ chức tín dụng. Vì vậy, công tác thi hành án Dân sự thời gian vừa qua cũng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Giải đáp pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả
Pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp số 38/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 27.6.2024, có hiệu lực từ ngày 1.7.2025. Nhằm bảo đảm việc triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả; các văn bản hướng dẫn Luật đang được gấp rút xây dựng và hoàn thiện.