Nghiên cứu sinh lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật giảm mạnh

Báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho biết, số lượng nghiên cứu sinh trúng tuyển 5 năm gần đây chỉ bằng 1/5 giai đoạn 2014 - 2017; có ngành 5 năm chỉ tuyển được 1 nghiên cứu sinh.

Tiếp tục chương trình làm việc tại Hà Nội, sáng 24.2, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Trường Đại học Văn hóa Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong đào tạo trình độ tiến sĩ.

Khó khăn để bảo đảm tiến độ chương trình đào tạo tiến sĩ -0
Quang cảnh buổi làm việc

Báo cáo Đoàn giám sát, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, PGS. TS Phạm Thị Thu Hương cho biết, Trường đang đào tạo tiến sĩ 3 ngành: Khoa học thông tin - Thư viện (Quyết định năm 2008); Văn hóa học (Quyết định năm 2008); Quản lý văn hóa (Quyết định năm 2014). Đến nay, Trường đã đào tạo và cấp bằng cho 62 nghiên cứu sinh. Các tiến sĩ được cấp bằng đã phát huy vai trò chủ động dẫn dắt hoạt động nghiên cứu, đào tạo, xây dựng chính sách về văn hóa tại các địa phương và nhiều cơ quan trung ương, các trường đại học, viên nghiên cứu.

Tuy vậy, công tác đào tạo nghiên cứu sinh của Trường cũng tồn tại một số vấn đề. Đa số nghiên cứu sinh tốt nghiệp chậm so với tiến độ do vừa tham gia học tập, nghiên cứu, vừa đảm nhiệm công việc tại nơi công tác nên chưa dành toàn thời gian cho hoạt động nghiên cứu. Các nghiên cứu sinh chủ yếu công bố nghiên cứu trong nước, chưa có công bố quốc tế.

Về hoạt động tuyển sinh, số lượng nghiên cứu sinh trúng tuyển 5 năm gần đây chỉ bằng 1/5 giai đoạn 2014 - 2017. Lý do có thể xuất phát từ các quy chế đào tạo đã nâng chuẩn ngoại ngữ đầu vào, trong khi nghiên cứu sinh lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật nhìn chung trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. Đặc biệt, ngành Khoa học thư viện chỉ tuyển được 1 nghiên cứu sinh trong 5 năm.

Khó khăn để bảo đảm tiến độ chương trình đào tạo tiến sĩ -0
Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, PGS. TS Phạm Thị Thu Hương chỉ ra những vướng mắc, tồn tại trong đào tạo trình độ tiến sĩ ở cơ sở

Đánh giá về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đào tạo trình độ tiến sĩ, nhìn chung hệ thống văn bản khá toàn diện và bao quát được các phương diện quản lý như: tuyển sinh, đào tạo, chế độ học phí, chuẩn chương trình… Hệ thống văn bản được cập nhật phù hợp với thực tế và yêu cầu của đào tạo trình độ tiến sĩ ở Việt Nam theo từng giai đoạn. Yêu cầu về công bố quốc tế đối với người hướng dẫn và nghiên cứu sinh tại thông tư 08/2017/TT-BGDĐT quá cao so với lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, tuy nhiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kịp thời ban hành Thông tư 18/2021.

Tuy nhiên, Khoản 3, Điều 5, Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT quy định mỗi nghiên cứu sinh có 1 hoặc 2 người hướng dẫn, trong đó có 1 người là cán bộ cơ hữu của cơ sở đào tạo hoặc có hợp đồng giảng dạy, nghiên cứu khoa học với cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật; làm việc theo chế độ trọn thời gian tại cơ sở đào tạo với thời hạn của hợp đồng phù hợp với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa của nghiên cứu sinh. Điều này là khó khăn đối với các cơ sở đào tạo văn hóa, nghệ thuật, nơi số lượng giảng viên có học hàm GS, PGS không nhiều, trong khi người hướng dẫn phải có kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án hướng dẫn.

Với Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT, nghiên cứu sinh gặp một số khó khăn để bảo đảm tiến độ chương trình đào tạo. Trong khi yêu cầu chất lượng luận án, công bố kết quả nghiên cứu cao hơn so với quy chế cũ nhưng thời gian dành cho nghiên cứu sinh ít hơn quy chế cũ. Số lượng nghiên cứu sinh giảm mạnh vì yêu cầu cao đối với cả nghiên cứu sinh cũng như người hướng dẫn về công bố quốc tế. Hai năm 2018 - 2019, nhà trường không có nghiên cứu sinh theo học mặc dù đã trúng tuyển.

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có những điều chỉnh phù hợp về quy định số lượng thành viên hội đồng có chức danh GS, PGS, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình thành lập hội đồng, nhất là với những khối ngành văn hóa, nghệ thuật vốn rất ít GS, PGS. Hiện nay một số cơ sở đào tạo cùng đào tạo tiến sĩ một ngành, nhưng chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra lại khác nhau, đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chuẩn đầu ra tối thiểu, các nội dung cốt lõi của chương trình tiến sĩ để các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo.

Khó khăn để bảo đảm tiến độ chương trình đào tạo tiến sĩ -0
Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa, trưởng đoàn công tác, phát biểu tại buổi làm việc

Thay mặt Đoàn giám sát, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội trong việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Trong bối cảnh xã hội chuyển động mạnh mẽ ảnh hưởng đến xu thế của người học, nhiều ngành đào tạo lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gặp khó khăn. Nhân lực trình độ cao ngành văn hóa, nghệ thuật cần tăng lên về số lượng nhưng cũng cần bảo đảm về chất lượng. 

Những thách thức đặt ra là áp lực song cũng là động lực để các cơ sở đào tạo tiếp tục đổi mới, phát triển. Đoàn giám sát sẽ nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến tại buổi làm việc, trên cơ sở đó góp phần làm rõ bức tranh tổng thể, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đào tạo trình độ tiến sĩ.

Chính trị

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen
Chính trị

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen

Chiều 9.11, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” gắn với Ngày hội “Văn hóa quân - dân” với nhân dân xã Bản Sen, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh).

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, các ĐBQH thành phố Hà Nội khẳng định dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, qua đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đặc biệt, dự luật đã đề xuất một số chính sách đặc thù, đột phá để phát triển và nâng tầm, tôn vinh nghề giáo, khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Trong phiên thảo luận tổ sáng 9.11 về dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Xử lý thấu đáo, triệt để hành vi "lệch chuẩn" của nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo, từ đạo đức, phong cách cho đến quy tắc ứng xử… Do đó, với những giáo viên có các hành vi "lệch chuẩn" thì cần xử lý thấu đáo, triệt để.

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù
Thời sự Quốc hội

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định đối tượng vay vốn là “người lao động” mang tính phổ quát. Trong đối tượng “người lao động” có dạng đặc biệt là “người lao động đã chấp hành xong hình phạt tù”. Nếu dự thảo Luật có chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ giúp họ có cơ hội tìm việc làm, trở thành công dân có ích cho xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu ý kiến.

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập

Thảo luận về dự án Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang nhất trí quy định cho phép cơ quan quản lý giáo dục chủ trì hoặc phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tiếp tục rà soát, bảo đảm tinh thần Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 9.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, những đặc điểm mang tính đặc thù của nhà giáo cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng, song, ưu đãi, chính sách riêng cũng phải đặt trong tổng thể chung, bảo đảm sự cân đối, hài hòa. Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định về đối tượng áp dụng, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, bảo đảm phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Thảo luận tại tổ 15 về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể chính sách đặc thù hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sáng 9.11, các ĐBQH Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận đề nghị quy định cụ thể hơn các chính sách đặc thù, chính sách hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. 

ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Xác định rõ nguồn lực thực hiện chính sách với nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 3 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang, có ý kiến đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi… Nguồn lực của Trung ương và nguồn lực của địa phương như thế nào để đảm bảo Luật có tính khả thi, hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống.​

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Chính sách chung chung, khó đột phá trong thu hút nhà giáo giỏi

Thảo luận tại tổ sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết của việc có các chính sách thu hút nhà giáo. Tuy nhiên, quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo còn chung chung, chưa có đột phá, chưa đủ hấp dẫn, thuyết phục và thu hút được người có trình độ cao, người có tài và người về công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn. Theo các đại biểu, nếu không có chính sách cụ thể, rõ ràng thì sẽ rất khó đạt mục tiêu. 

Chương trình 1719 góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Sự kiện nổi bật

Chương trình 1719 góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Sáng 9.11, tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu Quốc gia (CTMTQG) đã chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt chương trình 1719), giai đoạn I từ 2021 - 2025 và đề xuất nội dung chương trình giai đoạn II từ 2026 - 2030 khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13
Thời sự Quốc hội

Bảo hiểm thất nghiệp: Linh hoạt mức đóng, mở rộng đối tượng tham gia tự nguyện để bảo đảm an sinh tốt hơn

Sáng nay, 9.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hậu Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk).