Luật Năng lượng đầu tiên của Trung Quốc

Nền tảng pháp lý cho phát triển bền vững và chuyển đổi kinh tế xanh

Luật Năng lượng đầu tiên của Trung Quốc sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, được kỳ vọng tạo ra nền tảng vững chắc cho phát triển năng lượng bền vững và chuyển đổi kinh tế xanh. Trước đó, vào ngày 8.11.2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua luật, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lộ trình đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060, đồng thời thể hiện chiến lược và định hướng chính sách năng lượng của quốc gia.

Tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội chất lượng cao

Luật không chỉ thiết lập khuôn khổ thể chế toàn diện cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh và ít carbon của Trung Quốc mà còn tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội chất lượng cao của nước này. Với phạm vi toàn diện và bao quát, luật bổ sung cho các văn bản pháp luật hiện hành trong lĩnh vực này, như Luật Điện lực, Luật Năng lượng tái tạo và Luật Bảo tồn năng lượng.

Nguồn: jingsun-power.com

Nguồn: jingsun-power.com

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ cộng đồng quốc tế về việc giảm phát thải khí nhà kính. Là quốc gia phát thải lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã cam kết đạt đỉnh phát thải vào năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060. Tuy nhiên, các chính sách trước đây chưa tạo ra khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để thực thi mục tiêu này.

Thực tế, năm 2024 được coi là năm nóng nhất lịch sử, với nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt mức 1,5°C so với giai đoạn tiền công nghiệp, theo Cơ quan Giám sát khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU). Tình hình biến đổi khí hậu nghiêm trọng cùng các hiện tượng thời tiết cực đoan, như lũ lụt và nắng nóng kỷ lục, đã thúc đẩy Trung Quốc cần có hành động quyết liệt.

Thực tế, Trung Quốc lâu nay đã cam kết tối ưu hóa cơ cấu tiêu thụ năng lượng và cải thiện hiệu quả năng lượng. Luật Năng lượng mới kết hợp rõ ràng việc "thúc đẩy cuộc cách mạng tiêu thụ năng lượng" vào các mục tiêu lập pháp của mình. Một loạt biện pháp thể chế được ghi trong luật, chẳng hạn như hệ thống chia sẻ mục tiêu tối thiểu về tiêu thụ năng lượng tái tạo, cơ chế đảm bảo tiêu thụ điện tái tạo và hệ thống chứng nhận điện tái tạo (chứng chỉ xanh), sẽ giúp xây dựng một mô hình năng lượng tập trung vào tiêu thụ xanh và ít carbon.

Việc hợp pháp hóa hệ thống chứng chỉ xanh không chỉ cung cấp sự công nhận có thẩm quyền về các thuộc tính môi trường của điện tái tạo, mà còn cung cấp các động lực thị trường mạnh mẽ cho các cá nhân và doanh nghiệp ưu tiên mua và sử dụng năng lượng sạch. Đây sẽ là động lực quan trọng để tiếp tục tối ưu hóa cơ cấu tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc.

Nhiều quy định quan trọng đặt nền tảng cho tương lai

Luật Năng lượng bao gồm 9 chương, với các quy định quan trọng như quy hoạch năng lượng, phát triển và đổi mới công nghệ, hệ thống thị trường, dự trữ và an ninh năng lượng, cũng như quản lý và trách nhiệm pháp lý. Cụ thể, luật nhấn mạnh việc xây dựng mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo, khuyến khích nghiên cứu và đầu tư vào lưu trữ năng lượng, lưới điện thông minh và công nghệ thu giữ carbon (CCUS)... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng sạch sẽ được hỗ trợ thông qua cơ chế giá năng lượng linh hoạt, đồng thời việc tăng cường kiểm soát và áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm khắc cũng được ưu tiên để ngăn chặn các vi phạm quy định phát thải. Nhìn chung, mục tiêu của luật tập trung vào 3 khía cạnh chính là an ninh năng lượng, phát triển năng lượng chất lượng cao và chuyển đổi sang năng lượng xanh, ít carbon và phát triển bền vững.

Luật Năng lượng mới của Trung Quốc không chỉ hướng đến phát triển năng lượng trong nước, mà còn thúc đẩy hợp tác quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ năng lượng sạch. Theo Tân Hoa Xã, đây là trụ cột chính trong chiến lược đạt đỉnh phát thải trước năm 2030 và trung hòa carbon trước năm 2060 của đất nước gấu trúc. Hiện tại, Trung Quốc đã đạt được một số thành tựu quan trọng, như công suất điện mặt trời và gió đạt trên 1.200GW, chiếm hơn 40% tổng công suất toàn cầu, và tiêu thụ than đá giảm 2,5% trong năm 2024, với dự báo giảm thêm 5% vào năm 2025.

Luật Năng lượng mới đã cho thấy cam kết mạnh mẽ của Trung Quốc, củng cố tiếng nói của quốc gia tại các diễn đàn quốc tế như COP29, được tổ chức tại Azerbaijan vào cuối năm 2024. Đây cũng là cơ hội để nước này định hình các hiệp định khí hậu toàn cầu và thúc đẩy hợp tác với các nước đang phát triển trong chuyển đổi năng lượng xanh. Đáng chú ý, tổng đầu tư vào năng lượng tái tạo của Trung Quốc đạt 270 tỷ USD vào năm 2024, gấp đôi so với Mỹ, khẳng định vị thế dẫn đầu trong đổi mới năng lượng sạch.

Dù phải đối mặt với các thách thức như chi phí đầu tư ban đầu cao và cơ sở hạ tầng lưu trữ năng lượng cần được cải thiện, luật mới mở ra nhiều cơ hội lớn. Ngành công nghiệp năng lượng sạch của Trung Quốc dự kiến sẽ tạo thêm hàng triệu việc làm và tăng cường xuất khẩu công nghệ năng lượng tái tạo, đặc biệt là sang các quốc gia thuộc Sáng kiến Vành đai và con đường.

Có thể nói, việc thông qua Luật Năng lượng đầu tiên là bước đi mang tính quyết định trong chiến lược khí hậu của Trung Quốc. Nó không chỉ đặt nền tảng cho các chính sách năng lượng trong tương lai, mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của Trung Quốc đối với cộng đồng quốc tế. Văn bản pháp lý này cũng góp phần củng cố vai trò kép của quốc gia có dân số lớn nhất thế giới trên trường quốc tế, vừa là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất, vừa là quốc gia tiên phong trong đổi mới năng lượng sạch.

Quốc tế

ITN
Nghị viện thế giới

Phá bỏ rào cản, khai mở tiềm năng

Trung Quốc đang có bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân với dự thảo cập nhật của Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân. Văn bản pháp lý quan trọng này được kỳ vọng không chỉ là tấm khiên pháp lý để bảo vệ khu vực tư nhân mà còn là đòn bẩy quan trọng để khu vực này phát triển nhờ phá bỏ các rào cản, khai mở tiềm năng và xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch hơn. Động thái này phản ánh nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư, quyết tâm đưa kinh tế tư nhân thành một thành phần nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nguồn: Chinese news service/ chinadailyasia.com
Nghị viện thế giới

Chính sách hỗ trợ của các thành phố lớn

Trong nỗ lực mạnh mẽ nhằm phục hồi nền kinh tế tư nhân, các thành phố lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến gần đây đã công bố một loạt các biện pháp hỗ trợ nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn và khôi phục lòng tin của các doanh nghiệp tư nhân.

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn
Thế giới 24h

Khi “hầm trú ẩn” không còn an toàn

Vị thế “hầm trú ẩn an toàn” của đồng đô la Mỹ (USD) đã bị lung lay và vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu đang ngày càng trở nên không chắc chắn. Nếu các nhà đầu tư tiếp tục bán tài sản của Mỹ, một số phận nghiệt ngã đang chờ đợi nền kinh tế thế giới.

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?
Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?

Brussels đang nhanh chóng hoàn thiện các quy định mới, cho phép Liên minh châu Âu (EU) dễ dàng hơn trong việc đình chỉ chế độ miễn thị thực đối với công dân của 61 quốc gia hiện đang được hưởng quyền này. Giới quan sát nhận định, động thái này không chỉ phản ánh sự cứng rắn hơn trong vấn đề di cư bất hợp pháp mà còn cho thấy EU đã sẵn sàng sử dụng chính sách thị thực như một đòn bẩy chính trị mạnh mẽ hơn.

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Cuộc đua khó đoán định
Quốc tế

Cuộc đua khó đoán định

Cuộc bầu cử Quốc hội liên bang tiếp theo của Australia đã được ấn định vào ngày 3.5 và các đảng phái chính trị đã chính thức khởi động chiến dịch tranh cử. Trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều thách thức về kinh tế, biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia, các chuyên gia nhận định đây sẽ là một cuộc bầu cử rất khó dự đoán.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử
Quốc tế

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử

Singapore vừa công bố sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3.5 tới. Thông báo được đưa ra chỉ một giờ sau khi Tổng thống Tharman Shanmugaratnam tuyên bố giải tán Quốc hội và ban hành Lệnh bầu cử.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.