Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường nội địa
Điểm trưng bày, nhận diện hàng Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả, trở thành “điểm sáng” để Sở tiếp tục nhân rộng mô hình tại các huyện, thị xã, thành phố; kết hợp quảng bá các sản phẩm thế mạnh của tỉnh, sản phẩm OCOP và hướng người tiêu dùng ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam dần thay thế hàng ngoại nhập.
Bên cạnh đó, việc khai trương điểm trưng bày, nhận diện hàng Việt Nam nhằm thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021 - 2025; góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường nội địa, từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
Điểm trưng bày, nhận diện hàng Việt Nam có tầng trệt là hàng hóa nhu yếu phẩm, tầng hai là khu mua sắm quần áo, dụng cụ gia đình, văn phòng phẩm, đồ chơi. Đặc biệt, hơn 100 mặt hàng được bày bán tại điểm trưng bày, nhận diện hàng Việt Nam đều là hàng Việt Nam chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chí về nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…
Thời gian tới ngành Công thương Đắk Lắk xác định sẽ tập trung triển khai thông tin, hướng dẫn cho các Hiệp hội doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm Việt Nam tại thị trường trong nước từ các chương trình, dự án, đề án của Bộ Công thương.
Tỉnh cũng thực hiện công tác xúc tiến thương mại thực hiện đồng bộ các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại tiêu thụ hàng Việt, cung cấp thông tin kịp thời về diễn biến thị trường, khả năng cân đối cung - cầu các loại hàng hóa, thông tin thị trường giá cả, nhu cầu, các quy định, tiêu chuẩn, chuẩn mực hàng hóa về bao bì, mẫu mã, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm... để tăng tính cạnh tranh của hàng Việt, định hướng thị trường, định hướng sản xuất; giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết thông tin về, dịch vụ tiêu dùng và đưa ra lựa chọn hàng Việt hợp lý.
Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ hàng Việt
Theo Sở Công thương Đắk Lắk, từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức trên 140 lượt hội chợ triển lãm, trong đó có nhiều hội chợ triển lãm nổi bật như hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê trong khuôn khổ Lễ hội cà phê, hội chợ triển lãm hàng Việt Nam chất lương cao, hội chợ triển lãm Công thương khu vực Miền Trung Tây Nguyên, Hội chợ triển lãm sản phẩm OCOP… Những sự kiện này đã đạt được những kết quả nhất định trong việc triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Ngoài ra, thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và chương trình xúc tiến thương mại địa phương, tỉnh đã tổ chức 18 phiên chợ và 43 đợt đưa hàng Việt về nông thôn miền núi. Quá trình thực hiện cuộc vận động, nhiều sản phẩm hàng Việt không những đã chinh phục người tiêu dùng mà còn là niềm tự hào của người dân địa phương.
Trong giai đoạn hiện nay, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng không còn chỗ đứng ở thị trường các trung tâm đô thị do nhận thức của người tiêu dùng ở vùng này được nâng cao, vì vậy thường được đưa về nông thôn, vùng sâu, vùng xa để tiêu thụ. Hàng Việt về nông thôn miền núi còn làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng nông thôn, nâng cao kiến thức tiêu dùng của người dân trên địa bàn về chất lượng hàng hóa, tạo cho người tiêu dùng có thói quen sử dụng hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Bộ Chính trị phát động.
Trong giai đoạn hiện nay, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng không còn chỗ đứng ở thị trường các trung tâm đô thị do nhận thức của người tiêu dùng ở vùng này được nâng cao, vì vậy thường được đưa về nông thôn, vùng sâu, vùng xa để tiêu thụ. Hàng Việt về nông thôn miền núi còn làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng nông thôn, nâng cao kiến thức tiêu dùng của người dân trên địa bàn về chất lượng hàng hóa, tạo cho người tiêu dùng có thói quen sử dụng hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Bộ Chính trị phát động.
Với người tiêu dùng, việc đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi đã góp phần phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa tại chỗ cho người dân địa phương; để người dân tham quan, tiếp cận mua sắm những mặt hàng Việt Nam sản xuất với chất lượng cao, giá cả phù hợp, góp phần bình ổn thị trường nông thôn. Từ đó, có thêm thông tin để so sánh, đánh giá về chất lượng, giá cả của hàng sản xuất trong nước với hàng ngoại nhập.
Về phía doanh nghiệp, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, phát triển thương mại trong nước doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng, góp phần quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế.
Hàng Việt về nông thôn, miền núi là một trong những hoạt động có ý nghĩa, giúp doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước có cơ hội quảng bá thương hiệu, mở rộng kênh phân phối, phát triển thị trường nội địa, tăng thị phần, tiếp cận với thị trường nông thôn rộng lớn, kết nối nhà phân phối tại địa phương.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có điều kiện điều tra tâm lý, hiểu rõ nhu cầu người tiêu dùng nông thôn, phương thức mua bán, nhận thức của người tiêu dùng, về giá cả, chất lượng, kiểu dáng hàng hóa. Từ đó, doanh nghiệp định hướng việc sản xuất gắn với nhu cầu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng nông thôn, miền núi.