Nam Định: Phục hồi và sử dụng hiệu quả nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Kế hoạch số 40/KH-UBND về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Nam Định đến năm 2030, nhằm phục hồi và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh.

Với mục tiêu chung của kế hoạch là bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh; gắn hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý nguồn lợi thủy sản với hoạt động khai thác thủy sản bền vững, chống khai thác IUU.

Đồng thời, nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội về bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lực thủy sản, góp phần phát triển kinh tế thủy sản bền vững, giữ gìn tính đa dạng sinh học, giá trị tài nguyên sinh vật. Chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; thúc đẩy tăng trưởng xanh, nâng cao đời sống và sinh kế cho người dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia.

Cụ thể, hoàn thành việc điều tra, đánh giá nguồn lợi và môi trường sống của loài thủy sản trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu trữ lượng nguồn lực thủy sản ở biển phục hồi, tăng trên 5% so với kết quả điều tra, đánh giá nguồn lực thủy sản giai đoạn 2016 - 2020 và duy trì tổ chức hoạt động thả tái tạo nguồn lực thủy sản vào vùng nước tự nhiên hàng năm.

Triển khai thực hiện Kế hoạch Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 -0
Một góc ao nuôi tôm thuộc huyện Giao Thủy. Nguồn ITN

Kế hoạch bao gồm 6 nội dung: Điều tra, đánh giá nguồn lực thủy sản, môi trường sống loài thủy sản; bảo tồn biển; bảo vệ; cộng đồng, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ nguồn lực thủy sản; tái tạo, phát triển; phục hồi môi trường sống của các loài thủy sản và ngăn chặn sự suy giảm nguồn lực thủy sản.

Nhằm hoàn thành các nội dung trong kế hoạch, UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các sở, ngành, địa phương rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lực thủy sản. Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị nguồn lực thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh. Triển khai thực hiện đồng quản lý, nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong bảo vệ và phát triển nguồn lực thủy sản.

Đề xuất, đặt hàng dự án, đề án nghiên cứu, lựa chọn giống bố mẹ, hoàn thiện và chuyển giao quy trình kỹ thuật, công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm, thả tái tạo một số loài thủy sản có giá trị kinh tế; loài thủy sản bản địa, đặc hữu; loài nguy cấp, quý, hiếm, bổ sung nguồn giống thủy sản phục vụ công tác tái tạo và phát triển, phục hồi hệ sinh thái thủy sinh, tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động bảo vệ nguồn lực thủy sản.

UBND tỉnh Nam Định giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể và phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu quả. Các sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Báo Nam Định, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp, đôn đốc thực hiện hiệu quả kế hoạch.

UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện của từng địa phương; phối hợp chặt chẽ với các ngành thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển nguồn lực thủy sản trên địa bàn; phối hợp triển khai thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ và phát triển nguồn lực thủy sản.

UBND tỉnh cũng đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh thực hiện có hiệu quả Bản ghi nhớ hợp tác trong hoạt động phóng sinh tái tạo nguồn lực thủy sản; tuyên truyền những quy định của Nhà nước về bảo vệ và vận động nhân dân, các tăng, ni, phật tử hàng năm tích cực tham gia thả giống tái tạo nguồn lực thủy sản. 

Ý kiến bạn đọc

Địa phương

Nam Định sắp có thêm 2 khu công nghiệp
Trên đường phát triển

Nam Định đón sóng đầu tư

Năm 2025, đánh dấu chặng nước rút quan trọng giúp Nam Định hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 và bước vào thập niên tăng trưởng liên tục hai con số. Những năm qua, tỉnh đã quy hoạch địa phương theo hướng khoa học và bền vững; đã chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng, chính sách và nguồn lực để đón đầu làn sóng đầu tư quy mô lớn.

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Các địa phương cải thiện mạnh mẽ chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh vừa công bố kết quả các chỉ số DDCI, PAR INDEX, SIPAS, DGI, DTI năm 2024, ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của nhiều địa phương trong tỉnh. Sự chủ động, sáng tạo của từng huyện, thị xã, thành phố kết hợp với quyết tâm cao độ và các chính sách hiệu quả từ cấp tỉnh đã tạo nên bức tranh cải cách toàn diện, đưa Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về cải thiện môi trường kinh doanh.

Hoàn thành đưa vào sử dụng cầu Trăng Xanh (Tập đoàn Bách Việt), nối nhịp yêu thương tại Bến Tre
Địa phương

Hoàn thành đưa vào sử dụng cầu Trăng Xanh (Tập đoàn Bách Việt), nối nhịp yêu thương tại Bến Tre

Cây cầu Trăng Xanh khang trang, kiên cố được Quỹ Trăng Xanh (thuộc Tập đoàn Bách Việt) tài trợ xây dựng chỉ trong hơn 20 ngày đã chính thức đi vào sử dụng từ ngày 10.4.2025. Cây cầu không chỉ nối liền đôi bờ, mà còn nối nhịp yêu thương, thể hiện tình cảm của Quỹ dành tặng bà con nơi đây.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng phát biểu kết luận tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa diễn ra
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Sớm hoàn thiện tổ chức bộ máy theo mô hình mới

Thực hiện các nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương về triển khai thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Quảng Ninh đã sớm nhận diện được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc kiện toàn bộ máy chính quyền. Với vị thế là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội năng động, việc xây dựng một hệ thống hành chính tinh gọn, hiệu quả càng trở nên quan trọng để đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển thời gian tới.

TP. Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh hạ tầng môi trường, chặn ô nhiễm tại những điểm nóng
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh hạ tầng môi trường, chặn ô nhiễm tại những điểm nóng

TP. Hồ Chí Minh đang tập trung đẩy nhanh đầu tư hạ tầng bảo vệ môi trường, xử lý nước thải tại khu đô thị, làng nghề, khu - cụm công nghiệp nhằm kiểm soát ô nhiễm tại các lưu vực sông, đặc biệt là sông Sài Gòn, kênh Ba Bò và tuyến Suối Cái – những điểm nóng ô nhiễm kéo dài nhiều năm qua.

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
Trên đường phát triển

Bắc Giang: Đồng bộ giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, kinh tế - xã hội của tỉnh 3 tháng đầu năm đạt kết quả nổi bật, trong đó tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I ước đạt khoảng 14,8% (cao hơn kịch bản trước đó, dự kiến là 13%), trong đó công nghiệp - xây dựng ước tăng khoảng 18,8%, riêng công nghiệp ước tăng khoảng 19,6%.

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024
Địa phương

TP. Hải Phòng đạt thành tích cao trong thực hiện FTA Index 2024

Tại Lễ công bố Bộ Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024 do Bộ Công Thương vừa phối hợp Văn phòng Chính phủ tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Bằng khen cho 5 tỉnh, thành có thành tích trong việc đánh giá kết quả thực hiện FTA Index 2024, trong đó có TP. Hải Phòng.