Mối duyên đặc biệt của cô giáo Hương với những trẻ chậm phát triển trí tuệ

Đến với trẻ bằng trái tim trong sáng, nuôi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ bằng nhiệt huyết của một nhà giáo, cô giáo Huỳnh Thị Thuý Hương (Trường Hy Vọng, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh) như sống trọn từng khoảng khắc với những học trò đặc biệt của mình.

Cùng trẻ học cách yêu thương bản thân
Những ngày đầu làm quen với trẻ chậm phát triển trí tuệ, cô giáo Huỳnh Thị Thuý Hương đã đau đầu không ít vì trẻ hầu như không có sự biến chuyển gì khi tương tác với mình. Cô biết rằng mình không được nản chí và càng trăn trở tìm tòi nghiên cứu những phương pháp giáo dục trẻ đặc biệt từ các nhà giáo dục trên thế giới. Cô đã chọn ra được phương pháp phù hợp với học trò của mình.
Thực hành phương pháp tâm vận động – tự mình hoá thân thành đứa trẻ, đặt mình vào trạng thái của trẻ để có thể thấu hiểu, thấu cảm ý nghĩa ngôn ngữ cơ thể của trẻ và đồng hành cùng trẻ.
Tạo mối quan hệ tin cậy và yêu thương để trẻ dần dần trở nên cởi mở, muốn khám và lớn lên, hội nhập với thế giới bên ngoài cũng như sẵn sàng cho việc học sau này.

Cô Hương chia sẻ, giai đoạn vàng cho việc giáo dục trẻ đặc biệt là khi trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ chưa hình thành ngôn ngữ, thói quen, nhận thức tuy chậm nhưng dễ dàng uốn nắn, thay đổi phát triển nhanh hơn khi trẻ đã lớn.

Gắn bó với trẻ chậm phát triển về trí tuệ, cô Hương tin rằng nhận thức của các em còn chậm, không thể ghi nhớ nhiều thông tin một lúc. Những việc tưởng chừng đơn giản như đánh răng như thế nào, cách cầm thìa, cầm đũa, xếp quần áo, bóc quả trứng ra sao... các bé đều không dễ tiếp nhận. Vì vậy khi hướng dẫn các bé, cô luôn tận tình, nhẫn nại và ân cần.

Bằng cách chia nhỏ các công đoạn giúp bé dễ thao tác, ghi nhớ, cô Huỳnh Thị Thuý Hương đã từng bước hướng dẫn các em làm được những việc đơn giản. Cũng với phương pháp chia nhỏ công đoạn công việc, cô dạy các bé đọc, viết và các kỹ năng tự phục vụ,...

Việc lặp đi lặp lại các hành động theo một trình tự rõ ràng đã giúp những đứa trẻ dần dần có thể ghi nhận kiến thức, nhớ lâu hơn và tiến tới có thể thực hành, tư duy như trẻ bình thường.

Cô Hương chia sẻ: “Với trẻ đặc biệt, nhiều kỹ năng đơn giản nhưng các bé học cả tháng chưa xong. Biết các bé thích và nhạy bén với hình ảnh nên tôi minh họa luôn. Nhờ đó, các con nhớ dễ và nhớ lâu hơn. Cha mẹ các bé cho biết ở nhà con đã tự mang tất, gấp áo quần, nhiều bé còn giúp đỡ các bạn khác và giúp cô quét dọn, vệ sinh lớp”.

Nhờ tận tâm và ham học hỏi, cô giáo Huỳnh Thị Thuý Hương có nhiều sáng kiến dạy trẻ chuyên biệt được quận 6 công nhận. Một trong số đó là sáng kiến kinh nghiệm sử dụng câu chuyện bằng hình ảnh để giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội, hỗ trợ hành vi trong sinh hoạt ngày thường của trẻ. Với nhiều kỹ năng, cô còn tự làm mẫu và chụp ảnh từng bước nhỏ để trẻ học theo. 

Cô sưu tầm những câu chuyện chứa đựng bài học ứng xử để dạy kỹ năng sống cho các bé rồi sử dụng hình que hoặc sticker làm hình ảnh minh họa cho trẻ biệt. Theo cô, giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt các phương pháp sao cho phù hợp với từng trường hợp trẻ chậm phát triển trí tuệ vì mỗi bé là một hoàn cảnh khác nhau.

Kinh nghiệm làm việc với trẻ đặc biệt giúp cô nhận ra rằng sự thấu hiểu và hợp tác của gia đình khi nuôi dạy con là rất quan trọng. Có những đứa trẻ ở trường ngoan, chăm chỉ, nhưng vì bố mẹ thiếu kinh nghiệm với trẻ đặc biệt nên đã gây tác động tâm lý không tốt với đứa trẻ.

Cô giáo hết lòng với trẻ chậm phát triển trí tuệ -0
Học sinh thích thú với phương pháp dạy bằng hình ảnh
​ của cô giáo Huỳnh Thị Thuý Hương

Bên cạnh việc giáo dục học trò tại trường, cô Hương còn thường xuyên hướng dẫn các bố mẹ chăm con đúng cách thông qua các tài liệu hoặc các buổi trao đổi bằng điện thoại.

Nhắc tới niềm vui trong công tác của mình cô Hương chia sẻ: “Các bé vô cùng trong sáng và đáng yêu, dù dạy trẻ chậm phát triển về trí tuệ phải bỏ ra công sức bằng hàng chục, có thể là hàng trăm lần so với đứa trẻ bình thường, nhưng mỗi khi nhìn thấy nụ cười của các em và chứng kiến các bé học hỏi tiến bộ từng ngày, mọi khó khăn như tan biến theo niềm vui của đám trẻ.”

Mối duyên với những “thiên thần” đặc biệt

Trước khi bước chân vào con đường sư phạm, cô giáo Huỳnh Thị Thuý Hương đã có khoảng thời gian làm công nhân trong khu công nghiệp. Chính ở đây cô tình cờ bén duyên với trẻ bị khuyết tật trí tuệ.

Nhận lời một người thân nhờ trông con khi họ đi làm, cô dần nhận ra tình cảm của mình dành cho những “thiên thần” đặc biệt này. Tình cảm ấy đủ mạnh để cô quyết định dấn thân vào một đam mê đầy thách thức.

Cô giáo hết lòng với trẻ chậm phát triển trí tuệ -0
Tiết học vận động của học sinh đặc biệt

Cô Hương quyết định thi vào ngành Giáo dục Đặc biệt, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương 3. Tốt nghiệp thủ khoa đầu ra của ngành này, cô Hương về làm việc tại Trường Hy Vọng từ năm 2008 đến nay.

Để nâng cao trình độ, cô giáo Thúy Hương tiếp tục học liên thông đại học chuyên ngành giáo dục đặc biệt. Giai đoạn 2012-2014, cô học thêm khóa chuyên viên thực hành tâm vận động và nhiều khóa học khác liên quan đến giáo dục đặc biệt.

Những ngày đầu của sự nghiệp đứng lớp quả rất khó khăn. Việc nắm bắt hiểu tâm lý mỗi đứa trẻ để tìm ra cách dạy hiệu quả nhất cần cả thời gian và hoạt động trí não không ngừng nghỉ.

Đối với trẻ bình thường, giáo viên dạy theo khung chương trình có sẵn, nhưng đối với trẻ kém may mắn, giáo viên phải đánh giá năng lực từng trẻ rồi đưa ra phương pháp, chương trình dạy sao cho phù hợp nhất.

Cô giáo Thuý Hương tự thấy mình may mắn có cơ hội được đi học khóa học của các chuyên gia ở Trung tâm Giáo dục đặc biệt, ngành giáo dục đặc biệt, chuyên ngành chậm phát triển trí tuệ, được các thầy cô chia sẻ nhiều kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp dạy trẻ hiện đại.

“Càng học càng say, tôi được khám phá một thế giới muôn màu muôn vẻ của trẻ em. Tôi hiểu ra cần phải có phương pháp đúng, kết hợp hài hoà với tình thương mới có thể dạy trẻ hiệu quả.

Đến với trẻ bằng trái tim trong sáng, nuôi dạy trẻ bằng nhiệt huyết của một nhà giáo, cô giáo Huỳnh Thị Thuý Hương như sống trọn từng khoảng khắc với những học trò đặc biệt của mình.

“Hữu xạ tự nhiên hương”, những nỗ lực và cố gắng của cô Hương  được công nhận qua hàng loạt bằng khen, giấy chứng nhận từ cấp địa phương tới cấp trung ương.

Sáu năm liền là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, đạt thành tích cá nhân điển hình “Người tốt – Việc tốt” của Ban Chấp hành Công đoàn ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, nhận Giấy khen của Liên đoàn Lao động Quận 6: Đã có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” năm 2019; Giấy khen có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2021; có thành tích nữ công nhân viên chức, lao động tiêu biểu trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà năm 2022”...

Tháng 11.2022, cô giáo Huỳnh Thị Thuý Hương được vinh dự là nhà Giáo tiêu biểu trong số 6 nhà Giáo của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tham dự mít tinh, các hoạt động nhân kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20.11 tại Hà Nội. 

Ngoài ra, cô Hương cũng là một trong 50 nhà giáo tiêu biểu đã có thành tích xuất sắc đạt giải thưởng Võ Trường Toản của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.  

Điều mong ước lớn nhất của cô giáo Hương là giúp trẻ chậm phát triển về trí tuệ không bị xã hội kỳ thị. Cô trang bị cho các em kỹ năng cơ bản giúp chúng có thể trưởng thành.

Đây cũng là cách cô bảo vệ học trò của mình, những tâm hồn trong veo không bị tác động từ những ánh nhìn tiêu cực của xã hội. Nhiều trẻ em có khó khăn trong ngôn ngữ, tâm lý qua bàn tay trìu mến ấm áp của cô giáo Huỳnh Thị Thuý Hương đã và đang trưởng thành. Các em bước ra cuộc sống như chưa từng bị khuyết tật.

Giáo dục

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực triển khai thực hiện nghị quyết 03 của Chính phủ

Ngày 3.4, Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị “Triển khai thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP ngày 9.1.2025 của Chính phủ” nhằm đưa ra các phương án về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Đinh Văn Châu; Phó Hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Lê Cường.

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.