10 năm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh (2014 - 2024)

Mô hình khẳng định tính ưu việt, phù hợp yêu cầu đổi mới

Từ năm 2013, Quảng Ninh ưu tiên dồn lực xây dựng một nền hành chính hiệu quả, thống nhất, tập trung, hiện đại, tương xứng với tiềm năng, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, mô hình thí điểm Trung tâm hành chính công - mô hình đầu tiên trong nước là bước cụ thể hóa quan trọng đầu tiên của tỉnh trong chiến lược đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), cải thiện tích cực môi trường đầu tư kinh doanh và đổi mới phương thức, phong cách làm việc, thu hút đầu tư...

Mô hình thí điểm đầu tiên trong cả nước

Năm 2013 được xác định là năm bản lề trong thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Quảng Ninh tiếp tục cụ thể hóa 3 khâu đột phá chiến lược đã được xác định từ đầu nhiệm kỳ, nhằm tạo bước chuyển đổi mạnh mẽ của mô hình tăng trưởng mới. Với chủ đề công tác năm “Cải cách hành chính và đào tạo nguồn nhân lực”, tỉnh ưu tiên dồn nguồn lực để đặt những “viên gạch” đầu tiên, xây dựng nền móng vững chắc cho một trong những khâu trọng yếu, then chốt trong tiến trình phát triển mới, tạo tiền đề cho cả một chặng đường thành công về sau.

Với quyết tâm chính trị cao, đầu năm 2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định thành lập Ban chỉ đạo Đề án xây dựng Chính quyền điện tử và Trung tâm hành chính công. Đồng thời, thành lập, đưa mô hình Trung tâm hành chính công tỉnh và 5 Trung tâm hành chính công các địa phương Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái, Cẩm Phả, Vân Đồn, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3.2014.

Cán bộ các sở, ban, ngành thường trực giải quyết TTHC trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh
Cán bộ các sở, ban, ngành thường trực giải quyết TTHC trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh  

Sau một thời gian ngắn vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mô hình cho thấy thực sự là bước đột phá, đi đầu cả nước về công tác cải cách TTHC và hiện đại hóa nền hành chính, được Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đánh giá cao; đặc biệt, được người dân và các tổ chức, doanh nghiệp ghi nhận, đồng tình ủng hộ. Đến năm 2015, Thủ tướng Chính phủ chính thức cho phép thí điểm thành lập Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh trực thuộc UBND tỉnh. Ngày 31.8.2018, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép tỉnh Quảng Ninh tiếp tục duy trì mô hình Trung tâm hành chính công trực thuộc UBND tỉnh và đổi tên thành Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh.

Sau 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh ngày càng khẳng định tính đúng đắn và ưu việt trong việc xây dựng một tổ chức đủ mạnh, một đầu mối tập trung duy nhất giúp UBND tỉnh kiểm soát toàn bộ quy trình giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị, địa phương toàn tỉnh. Đồng thời, thay đổi tư duy, nhận thức và hành động của các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu trong cải cách TTHC phục vụ tổ chức, doanh nghiệp và người dân; cải thiện tích cực môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh...

Lợi ích thiết thực nhất là sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp

Theo đánh giá của Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ Phạm Minh Hùng, Quảng Ninh đã tìm ra những sáng kiến, giải pháp mới đưa công tác CCHC vào thực tiễn. Trong đó, mô hình Trung tâm hành chính công được đánh giá là đột phá và hiệu quả nhất. Nhờ mô hình này, quy trình giải quyết TTHC được công khai, minh bạch, rõ người, rõ việc trong từng bước, bảo đảm không có khâu trung gian, rút ngắn thời gian giải quyết; kết quả giải quyết được trả đúng và trước thời gian theo quy định. Người dân, doanh nghiệp có công cụ theo dõi, giám sát quá trình giải quyết hồ sơ TTHC, biết chính xác thời gian được nhận kết quả và được xin lỗi, thông báo lý do nếu hồ sơ trễ hạn; giảm phiền hà, chi phí, ngăn ngừa tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, quan liêu, cửa quyền. “Đây là niềm tự hào của Quảng Ninh và lợi ích thiết thực nhất mô hình này đem lại chính là sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp”, ông Phạm Minh Hùng nhấn mạnh.

Trên tiến trình chuyển đổi số toàn diện, hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh ngày càng cho thấy hiệu quả, phục vụ ngày càng tốt hơn người dân, doanh nghiệp. Từ năm 2014 đến nay, số TTHC tiếp nhận và giải quyết tăng nhanh theo từng năm. Bắt đầu từ năm 2016, hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến tập trung được tỉnh Quảng Ninh xây dựng, cung cấp đầy đủ thông tin về danh mục các TTHC, thẩm quyền giải quyết, chi tiết hồ sơ, quy trình, thời hạn giải quyết, phí, lệ phí... của cả 3 cấp chính quyền. Đây là cổng dịch vụ công thứ 2 trong toàn quốc được công bố, công khai kết quả giải quyết TTHC từ cấp tỉnh đến cấp xã trên Cổng thông tin của Chính phủ.

Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh cũng phối hợp với các sở, ban, ngành đưa 908 TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình (đạt 73,2%) và 332 TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần (đạt 26,7%). Đồng thời, cung cấp nội dung chi tiết, xây dựng quy trình giải quyết nội bộ cập nhật lên hệ thống một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công của tỉnh; tích hợp, kết nối 1.240 dịch vụ công trực tuyến này lên Cổng dịch vụ công quốc gia; kết nối tài khoản thanh toán trên Cổng dịch vụ công quốc gia để thực hiện thanh toán trực tuyến tại 100% Trung tâm hành chính công cấp huyện và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã...

Hiện, hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đã kết nối với 8 cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành và kho dữ liệu điện tử của tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã cung cấp kết quả điện tử của 100% TTHC đủ điều kiện để đồng bộ lên kho dữ liệu, giúp người dân có thể tái sử dụng và khai thác dữ liệu điện tử trong kho Cổng dịch vụ công quốc gia khi nộp hồ sơ trên Cổng dịch công trực tuyến của tỉnh. Đồng thời, thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo hướng không yêu cầu người dân cung cấp lại thông tin đối với các nội dung, thông tin có trong cơ sở dữ liệu đã được chia sẻ.

Đội ngũ cán bộ, viên chức tham gia quy trình giải quyết TTHC được trang cấp đầy đủ chữ ký số cá nhân; các sở, ban, ngành, địa phương được trang bị đủ chứng thư số thứ 2, quản lý tập trung có hiệu quả đồng bộ với con dấu thứ hai tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để giải quyết TTHC theo quy trình “5 bước tại chỗ” và “5 bước trên môi trường điện tử”, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng giám sát quy trình TTHC của các đơn vị, địa phương. Dịch vụ chữ ký số cá nhân và thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt được tăng cường, đem lại nhiều tiện ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp.

Địa phương

Trọng tâm là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Địa phương

Trọng tâm là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Đến năm 2030, Đồng Nai sẽ trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại, tốc độ tăng trưởng cao… Đến năm 2050, phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thông minh, hiện đại; là trung tâm giao thương quốc tế, du lịch, dịch vụ gắn với các đô thị đẳng cấp quốc tế, nơi tập trung trí thức và nhân tài, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và hoàn thành mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030
Trên đường phát triển

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án "Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030" giai đoạn 2024-2025. Đây là bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các ngành công nghiệp văn hóa, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của thành phố.

"Cặp bài trùng" Công ty Ba Hưng - Hưng Vạn Phát liên tục trúng hàng loạt gói thầu tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An
Địa phương

"Cặp bài trùng" Công ty Ba Hưng - Hưng Vạn Phát liên tục trúng hàng loạt gói thầu tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An

Công ty TNHH MTV Ba Hưng và Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Hưng Vạn Phát đều là những doanh nghiệp nhỏ có 10 nhân viên nhưng liên tục trúng thầu với vai trò độc lập và liên danh như một “cặp bài trùng” trong hoạt động đấu thầu tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo TP. Cần Thơ Trần Thanh Bình
Địa phương

Tạo cơ hội, công bằng trong tiếp cận giáo dục

Tiếp nối những thành công cũng như kết quả đạt được trong các niên học trước, năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục TP. Cần Thơ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Cần Thơ TRẦN THANH BÌNH đã trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về phương hướng, giải pháp của ngành để tạo sức bật cho giáo dục thành phố trong năm học mới.

Tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến hết tháng 1.2025 giải ngân 100% nguồn vốn được phân bổ năm 2024
Trên đường phát triển

Hòa Bình: Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Giải ngân hiệu quả nguồn vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để thúc đẩy phát triển KT - XH tỉnh Hòa Bình. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng thông qua các giải pháp cụ thể và đồng bộ, tỉnh đang từng bước cải thiện tốc độ giải ngân, phấn đấu đến hết tháng 1.2025 sẽ hoàn thành 100% nguồn vốn được phân bổ năm 2024.

Nhiều tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
Địa phương

Quảng Ninh dồn lực tái thiết sau bão, giữ vững tăng trưởng

Quyết tâm đi lên từ gian khó, phát huy tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", tỉnh Quảng Ninh đã thành lập tổ công tác để xây dựng đề án khôi phục tái thiết tỉnh với mục tiêu phát triển hơn sau bão Yagi. Đặc biệt, là khắc phục được những điểm yếu, phát huy được thế mạnh của tỉnh để phấn đấu giữ vững tăng trưởng trên 10% năm 2024, là năm thứ 10 liên tiếp, đạt một thập kỷ tăng trưởng 2 con số.

Toàn thành phố hiện có 4.349 tổ khuyến học, 1.729 chi hội khuyến học, 796 ban khuyến học, 83 hội khuyến học cấp xã và 9 hội khuyến học cấp huyện
Địa phương

Hướng đến xã hội học tập

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10.5.2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13.4.2007 của Bộ Chính trị Khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” (Kết luận số 49-KL/TW), đến nay, TP. Cần Thơ đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong công tác này. Đây cũng là nền tảng quan trọng để thành phố phát triển xứng tầm là trung tâm về giáo dục - đào tạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Bắc Ninh "kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng"
Trên đường phát triển

Bắc Ninh "kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng"

Chiều 22.9, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư năm 2024, với chủ đề “Bắc Ninh - Kinh Bắc, khởi sắc đầu tư’’. Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn tỉnh Bắc Ninh “khai phá tiềm năng, khẳng định chính mình, kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng”.

Nam Định: Trên 97% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trên đường phát triển

Nam Định: Trên 97% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ pháp lý, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế ở địa phương.

Hậu Giang: 74/75 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trên đường phát triển

Hậu Giang: 74/75 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Theo Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 25/2021 quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND cấp huyện tập trung quán triệt, triển khai các nội dung quy định, thành lập hội đồng đánh giá, ban hành quy chế hoạt động... Trọng tâm là chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến, tập huấn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, bảo đảm nghiêm túc, thực chất, đúng quy định.

Năm 2024, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu đạt diện tích nuôi tôm nước lợ 50.820ha, với sản lượng khoảng 212.000 tấn
Địa phương

Sóc Trăng xây dựng nền nông nghiệp giá trị cao, bền vững

Theo kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN - PTNT) giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Sóc Trăng đặt trọng tâm từng bước chuyển từ tư duy “phát triển sản xuất nông nghiệp” sang “phát triển kinh tế nông nghiệp” với nhiều chương trình, dự án được triển khai trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương. Bước chuyển đó hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững với các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt, giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.