Lý giải nguyên nhân con người thường thấy buồn khi chuyển mùa

Nhiều người có chung cảm giác buồn man mác, cảm xúc bị chùng xuống khi chuyển mùa, đặc biệt là khi từ hạ sang thu, từ thu sang đông. Vì sao vậy?

Tại sao ta thường thấy buồn khi chuyển mùa? - Ảnh 1.
Nhiều người có cảm giác buồn bã, chán nản, nhớ thương một điều gì đó mà người ta không cắt nghĩa được mỗi khi thu sang, đông về - Ảnh: GETTY

"Rối loạn cảm xúc theo mùa" là cách khoa học gọi chung cho tình trạng cảm xúc xảy ra phổ biến ở hầu hết quốc gia, đặc biệt ở những quốc gia có thời tiết theo mùa rõ rệt. Cảm giác này thay đổi ở từng người. Một số người thấy cảm xúc nhẹ nhàng lãng mạn thay đổi theo thời tiết, nhưng một số người có thể cảm thấy tâm trạng tuột dốc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc trong thời gian đó.

Rối loạn cảm xúc theo mùa thường xảy ra trong tình trạng nhẹ vào giai đoạn đầu mùa thu và có xu hướng "chuyển nặng" hơn vào cuối thu, đầu đông. Đó cũng là thời điểm ngày trở nên ngắn hơn, ánh nắng Mặt trời rực rỡ mùa hè cùng các chuyến du lịch sôi động cũng dần kết thúc.

Ánh nắng Mặt trời đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần con người. Trong mùa hè, chúng ta có xu hướng ra ngoài trời nhiều hơn, tham gia vào nhiều hoạt động tập thể hơn. Những điều này giúp chúng ta cải thiện được sức khỏe thể chất và tinh thần luôn được sảng khoái, ổn định, giảm chứng trầm cảm và khiến ta tạm quên những áp lực cuộc sống khác.

Nhưng khi thu sang, đông về, ánh nắng ít hơn và chúng ta ở trong nhà nhiều hơn, giảm bớt các cuộc tụ tập, có thể dẫn đến nguy cơ trầm cảm cao hơn. Tình trạng này phổ biến nhất ở phụ nữ, trẻ hơn và những người đã bị rối loạn tâm trạng.

"Sự thay đổi cảm xúc đột ngột theo mùa vừa là nguyên nhân, vừa là triệu chứng của trầm cảm", tiến sĩ, phó giáo sư tâm thần học Gary Maslow (Đại học Duke, Mỹ), cho biết.

Đối với trẻ em, kết thúc mùa hè và bước vào năm học với nhiều bài tập có thể khiến trẻ căng thẳng. Chuyển mùa không chỉ khiến tinh thần trẻ đi xuống mà còn là giai đoạn hệ miễn dịch yếu hơn, dễ mắc các bệnh theo mùa hơn.

Bên cạnh đó, chuyển mùa cũng làm gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể.

Nhịp sinh học là một chu kỳ vận hành tự nhiên của cơ thể người trong 24 giờ. Mọi cơ quan trong cơ thể người (bao gồm cả não bộ) đều có phản ứng với nhịp sinh học. Ngay cả ở cấp độ các gene tế bào đơn lẻ có hoạt động cũng tuân theo nhịp sinh học. Ánh sáng trong môi trường ảnh hưởng quan trọng đến nhịp sinh học của chúng ta.

Một số người có thể nhạy cảm hơn với những thay đổi trong nhịp sinh học và có nhiều khả năng bị trầm cảm trong những tháng thời tiết lạnh có ít ánh sáng Mặt trời hơn. Ở những người này, nhịp sinh học thay đổi ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, tâm trạng và thậm chí là tác động cả đến nhận thức.

Không có một giải pháp triệt để nào để không còn bị rối loạn cảm xúc theo mùa, nhưng chúng ta có thể thực hiện vài việc đơn giản để giảm tình trạng "buồn không hiểu vì sao buồn" này.

Đối với trẻ em, cha mẹ cần lưu ý những thay đổi đột ngột trong hành vi. Nếu một đứa trẻ có vẻ ủ rũ hoặc ăn kém, ít nói khi bắt đầu năm học, thì phụ huynh nên dành thời gian nói chuyện nhiều với con mình, thiết lập các trò chơi trong nhà hoặc tìm kiếm các lớp học kỹ năng sống, giúp trẻ hòa đồng hơn.

Đối với những người trưởng thành, có thể lắp thêm các thiết bị đèn chiếu sáng bắt chước ánh sáng Mặt trời trong nhà, có thể giúp điều chỉnh nhịp sinh học của họ. Ngoài ra có thể tìm kiếm nhiều thú vui khác để giảm bớt các vấn đề về tinh thần.

Khoa học

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
Khoa học - Công nghệ

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Khoa học công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là “động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả”, là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương. Đây là đánh giá của các đại biểu tại Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Vietcombank chú trọng chuyển đổi số, nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Khoa học

Xung lực cho quá trình chuyển đổi số tại Vietcombank

Theo bà Đoàn Hồng Nhung, Giám đốc Khối Bán lẻ, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), hành lang pháp lý của Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra cho Vietcombank rất nhiều xung lực mới cho quá trình chuyển đổi số. Gần đây nhất, trong chiến lược phát triển 5 năm, tầm nhìn 2030 của Vietcombank, lần đầu tiên Vietcombank xây dựng chiến lược phát triển song hành với chiến lược chuyển đổi số, có chương trình hành động rất rõ ràng với nền tảng cơ sở về công nghệ, dữ liệu cùng hệ thống chính sách, cơ sở pháp lý mà Ngân hàng Nhà nước đã mở ra.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm ứng dụng khoa học và công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế cao
Khoa học - Công nghệ

Ứng dụng khoa học và công nghệ khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng; ứng dụng giải pháp cảnh báo kết hợp nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu; cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương... Đó là những giải pháp được đặt ra tại Hội thảo “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật góp phần phát triển kinh tế - xã hội Vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức mới đây.

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bế Đăng Khoa kiểm tra đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen gà xương đen, thịt đen bản địa (gà Mông)
Khoa học - Công nghệ

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ có sự chuyển biến tích cực với nhiều thành tựu trong nghiên cứu, điều tra, góp phần tạo luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Khoa học và công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng thu nhập người dân.

Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Khoa học - Công nghệ

Tháo gỡ triệt để các rào cản, vướng mắc

Đây là ý kiến của hầu hết đại biểu tại hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XIX nhằm tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong 5 năm qua và định hướng nhiệm vụ trọng tâm những năm tiếp cho sự phát triển Vùng.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm
Khoa học - Công nghệ

Khai mạc Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024

Sáng 10.10, tại Hà Nội, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức khai mạc “Triển lãm sách khoa học và công nghệ 2024”. Tham dự sự kiện có hơn 150 đại biểu đại diện các bộ, ngành, nhà xuất bản, các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.

Toàn cảnh buổi lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hội Tự động hóa Việt Nam
Khoa học

Hội Tự động hoá Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Chiều ngày 8.10 tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam đã tổ chức Lễ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập. Tham dự lễ kỷ niệm có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch danh dự Vusta Đặng Vũ Minh.

Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 đạt 53 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Bài 3: Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 53 tỷ USD trong năm 2023.

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành y tế năm 2024
Khoa học - Công nghệ

Bài 2: Đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành y tế

Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như trong phòng bệnh. Đây là những thông tin được các chuyên gia nhấn mạnh tại diễn đàn "Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế" do Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt và các đại biểu tham quan gian hàng tại sự kiện "Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024"
Khoa học

Bài 1: Công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và được thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia, là công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), thúc đẩy thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong nền kinh tế.

Tinh thần 5 "bảo đảm" trong chuyển đổi số
Infographic

Tinh thần 5 "bảo đảm" trong chuyển đổi số

Tại hội nghị trực tuyến Thường trực Chính phủ với các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về chuyển đổi số (ngày 19.7.2024), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã yêu cầu người đứng cầu các bộ, ngành, tỉnh, thành phố quyết liệt hơn trong chỉ đạo chuyển đổi số.

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam
Khoa học

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam

Để tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST), Việt Nam cần tiếp tục chú trọng cải thiện các yếu tố đầu vào và đầu ra của ĐMST, trong đó, tập trung vào những chỉ số đang được xếp vào nhóm yếu, hoặc có xu hướng giảm.

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp

Với các chi phí duy trì hoạt động cho máy móc thiết bị tăng dần qua các năm, chi phí bảo trì đã trở thành một bài toán cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà sản xuất cần phải có một kế hoạch cụ thể để duy trì và bảo dưỡng máy móc khi gặp sự cố hoặc hỏng hóc và TPM đã trở thành một giải pháp được đưa ra nhằm giải đáp bài toán cắt giảm chi phí bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp.

Tối ưu hóa hiệu quả trong lĩnh vực y tế nhờ AI
Khoa học

Tối ưu hóa hiệu quả trong lĩnh vực y tế nhờ AI

Trí tuệ nhân tạo có thể tối ưu hóa việc chẩn đoán bệnh, quản lý hồ sơ y tế, hỗ trợ điều trị, phân tích dữ liệu gene, đề xuất phương pháp điều trị ung thư cho bệnh nhân... Đó là chia sẻ về ứng dụng AI trong y tế - một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp... tại workshop "Ứng dụng AI trong lĩnh vực y tế" trong khuôn khổ AI4VN.