Lương và thưởng là yếu tố tiên quyết lựa chọn việc làm

Trong tình hình thị trường lao động năm 2024 đầy biến động, việc hiểu rõ và đáp ứng đúng nhu cầu của người lao động là chìa khóa quan trọng để thu hút và giữ chân nhân tài. Mức lương và các khoản thưởng cao vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu; song, cơ hội phát triển, bảo đảm công việc dài hạn và môi trường làm việc tích cực cũng không kém phần quan trọng.

Nhiều doanh nghiệp cần tăng nhân sự

Báo cáo khảo sát thị trường tuyển dụng năm 2023 - 2024 của JobsGO - đơn vị hỗ trợ tuyển dụng và tìm việc tại Việt Nam cho thấy, kế hoạch tuyển dụng năm 2024 của các doanh nghiệp khá đa dạng. Theo đó, có tới hơn 39% doanh nghiệp dự định tuyển thêm từ 10% - 30% nhân sự. Đây là tín hiệu tích cực cho người lao động trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn phức tạp nhưng cơ hội tuyển dụng vẫn rộng mở và đa dạng.

Thống kê của JobsGO về mức độ hài lòng của nhân viên năm 2023 và kế hoạch tìm việc năm 2024 cũng cho thấy, trong số 700 câu trả lời nhận được từ người lao động, mức lương và các khoản thưởng là điều người lao động quan tâm nhất khi tìm kiếm việc làm với 55,7%. Cơ hội phát triển và học tập cũng là một trong số mối quan tâm hàng đầu của ứng viên với chiếm 53,3%.

Theo các chuyên gia, mức lương và các khoản thưởng cao khi tìm kiếm việc làm là điều dễ hiểu; khi mức lương cao và các khoản thưởng hấp dẫn có thể cung cấp cho họ cuộc sống thoải mái hơn và cơ hội tiết kiệm hoặc đầu tư cho tương lai. Thông qua mức lương và các khoản thưởng, người lao động được công nhận giá trị lao động từ phía doanh nghiệp, tạo động lực và cam kết trong công việc.

Đối với một số người, mức lương và các khoản thưởng cũng là yếu tố quan trọng đánh giá sự thành công và tiến bộ trong sự nghiệp của họ. Do đó, không ngạc nhiên khi người lao động đặt sự ưu tiên cao độ về mức lương và các khoản thưởng khi lựa chọn công việc mới. Ngoài ra, các phúc lợi khác như bảo đảm công việc dài hạn, có thể gắn bó và làm việc lâu dài với công ty; lương tháng 13, teambuilding, sinh nhật; địa điểm làm việc; môi trường làm việc; thương hiệu công ty... cũng là một trong số những mối quan tâm hàng đầu của ứng viên.

Sự bền vững và cơ hội thăng tiến được đặt ngang với thu nhập

Thống kê của JobsGO cũng cho thấy IT, Marketing - Quảng cáo - PR, Bất động sản, Sản xuất - Vận hành (Nhân viên kỹ thuật, công nhân,...), Kinh doanh - Bán hàng, Giáo dục - Đào tạo, Hành chính - Nhân sự, Khách sạn - Nhà hàng... vẫn là các ngành nghề có mức lương thưởng tăng cao nhất trong năm 2023, tăng trưởng cao từ 51,72% - 68%.

Trong đó, ngành IT - Tech vẫn là nhóm ngành có mức lương tăng trưởng cao nhất. Ngược lại, Xây dựng và Du lịch là hai nhóm ngành có tỷ lệ giảm lương cao. Điều này cũng dễ hiểu bởi sự biến động trong kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến mức lương trong nhiều ngành. Nếu có sự suy thoái kinh tế hoặc không ổn định, các doanh nghiệp có thể phải cắt giảm chi phí, bao gồm cả chi phí nhân sự, để duy trì hoạt động.

Ngoài mức lương, cơ hội thăng tiến và phát triển cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà ứng viên quan tâm khi tìm kiếm việc làm. Cơ hội thăng tiến được coi là phần thưởng xứng đáng nhất cho những nỗ lực và sự tận tâm đối với doanh nghiệp. Không những mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn, thăng tiến còn đồng nghĩa với việc ứng viên đang đứng trước cơ hội để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm của bản thân mình.

Chia sẻ về vấn đề này, CEO JobsGO Phạm Thanh Hải cho biết, ngược lại với suy nghĩ của nhiều người về xu hướng thường xuyên "nhảy việc" của người lao động, việc bảo đảm công việc dài hạn là một trong số những yếu tố khiến nhiều ứng viên quan tâm khi tìm kiếm việc làm. 

Trong tình hình thị trường lao động năm 2024 đầy biến động, việc hiểu rõ và đáp ứng đúng nhu cầu của người lao động là chìa khóa quan trọng để thu hút và giữ chân nhân tài. Mức lương và các khoản thưởng cao vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu, song, cơ hội phát triển, bảo đảm công việc dài hạn và môi trường làm việc tích cực cũng không kém phần quan trọng. 

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…