Hiện đại hoá ngành hải quan

Lực lượng hải quan chủ động đấu tranh với tội phạm ma túy

Trước tình hình buôn bán, vận chuyển ma túy có xu hướng gia tăng, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, nhất là trên các tuyến biên giới, cửa khẩu, ngành hải quan đã chủ động ban hành Kế hoạch phòng, chống và kiểm soát ma túy giai đoạn 2021 - 2025 để kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý vụ việc vi phạm.

Diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn

Năm 2021, toàn ngành đã trực tiếp và phối hợp bắt giữ 242 vụ việc vi phạm liên quan đến ma túy, với 231 đối tượng. Tang vật thu giữ gồm 98,312kg và 52 bánh heroin; 763kg cần sa; 9,6kg thuốc phiện; 505,77kg và 581.246 viên ma túy tổng hợp; 304,3kg ketamine; 1.020 viên là chất hướng thần.

Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Tổng cục Hải quan, Tổng Cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh, tình hình tội phạm ma túy xuyên quốc gia liên quan đến địa bàn hoạt động hải quan ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Trước thực trạng đó, Tổng Cục trưởng yêu cầu lực lượng chức năng, nhất là lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy tiếp tục tăng cường triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả đấu tranh, nhằm kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý vụ việc vi phạm.

Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, trong các vụ án gần đây, khối lượng lớn ma túy được cất giấu lẫn trong hàng hóa như tân dược, sữa, thực phẩm chức năng, dầu gội, sữa tắm, đồ chơi trẻ em, thức ăn cho chó, mèo... được đóng gói tinh vi thành các kiện hàng hóa ghi tên người nhận, địa chỉ và số điện thoại “ảo”, làm lực lượng chức năng khó phát hiện hoặc nếu phát hiện cũng trong tình trạng vô chủ. Cá biệt, có trường hợp giữ được người nhận hàng nhưng không làm rõ được hành vi phạm tội và đối tượng chủ mưu.

Thủ đoạn của đối tượng là lợi dụng khu vực biên giới địa hình hiểm trở, đối tượng vi phạm thực hiện giao ma túy vào ban đêm, người giao nhận không biết nhau; sử dụng vũ khí “nóng” sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng…

Một số chiêu thức khác được sử dụng làm “bình phong”, “vỏ bọc” để buôn bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia như khai tên theo tên doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp ưu tiên để làm bình phong; từ đó thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong đó trà trộn, cất giấu ma túy hoặc nhập khẩu thiết bị, phương tiện, tiền chất phục vụ cho sản xuất, điều chế ma túy bất hợp pháp. Ngoài ra, việc sử dụng trái phép tiền chất để điều chế ma túy tổng hợp cũng là vấn đề hết sức đáng quan ngại.

Lực lượng Hải quan chủ động đấu tranh với tội phạm ma túy
Lực lượng Hải quan chủ động đấu tranh với tội phạm ma túy

Tăng cường đấu tranh trong tình hình mới

Theo đánh giá của Cục Điều tra chống buôn lậu, nước ta có địa bàn thuận lợi, để tội phạm lợi dụng trung chuyển ma túy sang nước thứ 3, do có đường biên giới trải dài tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia cùng vô số con đường tiểu ngạch ở các cửa khẩu. Đặc biệt, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 làm phát sinh thêm nhiều thách thức mới đối với công tác kiểm soát phòng, chống ma túy.

Trước thực trạng đó, trong Kế hoạch phòng, chống và kiểm soát ma túy giai đoạn 2021 - 2025, Tổng cục Hải quan xác định triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị; Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Bộ Tài chính và ngành hải quan về công tác phòng chống ma túy.

Bên cạnh đó, tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy thông qua việc thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; bảo đảm hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn từ xa, từ sớm hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới; kịp thời phát hiện, bắt giữ và xử lý các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến ma túy, tiền chất.

Tổng cục Hải quan cũng xác định, 100% lực lượng hải quan chuyên trách kiểm soát, phòng chống ma túy được đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn về kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ về công tác phòng, chống ma túy trong lĩnh vực hải quan. Đặc biệt, quy định pháp luật, quy trình nghiệp vụ về phòng, chống ma túy được phổ biến, hướng dẫn và tổ chức triển khai đến 100% lực lượng chuyên trách kiểm soát, phòng chống ma túy toàn ngành.

Thúc đẩy quan hệ phối hợp, hợp tác giữa cơ quan hải quan với các bộ, ngành, lực lượng chức năng và cơ quan hải quan nước ngoài, tổ chức khu vực, quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Trong kế hoach, Tổng cục Hải quan giao nhiệm vụ cụ thể cho Cục Điều tra chống buôn lậu, các cục hải quan địa phương và các cục, vụ khối cơ quan Tổng cục trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống ma túy.

Xã hội

Thẻ VikkiGO là một trong các công cụ thanh toán chính thức trên toàn tuyến Metro
Giao thông

TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí

Sáng 22.12, chuyến metro đầu tiên đã chính thức khởi hành từ ga số 1 - Bến Thành. Ngân hàng số Vikki tự hào công bố hợp tác thành công cùng sự kiện khai trương tuyến metro đầu tiên của TP. Hồ Chí Minh, nối liền Chợ Bến Thành với Suối Tiên, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa giao thông công cộng và đẩy mạnh xu hướng thanh toán không tiền mặt. Thẻ VikkiGO là một trong các công cụ thanh toán chính thức trên toàn tuyến metro. Tại sự kiện này, hàng chục nghìn người đã nhận được thẻ Master không định danh VikkiGO miễn phí để đi metro.

Triển khai xây dựng cầu Phong Châu mới
Xã hội

Triển khai xây dựng cầu Phong Châu mới

Chiều 21.12, tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ triển khai thi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Nội vụ
Xã hội

Dấu ấn toàn diện trong các mặt công tác

Năm 2024 là năm Bộ Nội vụ rất bận rộn với khối lượng công việc khổng lồ, dồn dập, nhiều việc khó, phức tạp như vấn đề vị trí việc làm, tiền lương, thi tuyển công chức, sắp xếp, tinh gọn bộ máy… nhưng với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, ngành nội vụ đã phát huy cao độ trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong tham mưu để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống. Đây là đánh giá của hầu hết đại biểu dự hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ Nội vụ tổ chức hôm qua.

Căn cốt để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững
Xã hội

Căn cốt để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững

PGS.TS. Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Gia đình là nền tảng giáo dục quan trọng, góp phần định hướng nhân cách và năng lực của thế hệ trẻ. Để đạt được mục tiêu giáo dục cho một tương lai bền vững, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-VT
Đời sống

Nổi bật thông điệp hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển

Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện quan trọng nhằm thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế đồng bộ, toàn diện, sâu rộng cho tất cả các lĩnh vực; tăng cường đối ngoại quốc phòng, phát triển hợp tác với tất cả các nước. Triển lãm là điểm đến kết nối các doanh nghiệp các đơn vị nghiên cứu sản xuất sử dụng vũ khí trang bị với các đối tác tiềm năng trong lĩnh vực quốc phòng, hứa hẹn mang đến cơ hội hợp tác về xuất khẩu và chuyển giao công nghệ cho tất cả các bên.

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.