Lễ mừng đại thọ người chiến sỹ Vệ quốc quân Lê Bá Thạch

Mừng thọ người cao tuổi, một nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam. Những ngày Xuân Giáp Thìn này, cụ Lê Bá Thạch - nguyên chiến sỹ Vệ quốc quân, một trong những chiến sỹ đầu tiên của Đại đội Bạch Đằng - Đại đội bộ đội địa phương của huyện Yên Hưng (nay là thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) cũng bước qua tuổi 100 tròn. Cụ Lê Bá Thạch một trong tổng số 19 cụ tuổi tròn 100 trên địa bàn thị xã được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi thiệp và quà mừng thọ.

Lễ mừng đại thọ người chiến sỹ Vệ quốc quân Lê Bá Thạch - 0
Cụ Lê Bá Thạch, một trong những chiến sỹ Vệ quốc quân đầu tiên của Đại đội Bạch Đằng, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên thời kỳ kháng chiến chống Pháp 

Theo tục lệ truyền thống của vùng đảo Hà Nam (Quảng Yên), các cụ Thượng - tuổi tròn 80, 90, 100 sẽ được gia đình con cháu trong dòng họ tổ chức đưa rước lên miếu đường Tiên Công để bái lạy Tổ tiên. Nhưng theo ông Lê Bá Sơn, con trưởng cụ Lê Bá Thạch thì nhờ phúc ấm của Tổ tiên, cách nay 20 năm, khi ấy cụ Thạch tròn 80 tuổi, gia đình, dòng họ đã tổ chức đưa, rước cụ lên miếu Tiên Công để bái yết. Khi cụ bước sang tuổi 90 và tròn 100, gia đình không tổ chức rước mà chỉ dẫn lễ lên Miếu và tổ chức mừng thọ cho cụ ông và cụ bà tại gia đình.

Năm nay, gia đình rất vui khi nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã Cẩm La đã phối hợp tổ chức, mừng thọ trao thiệp, trao quà của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; quà của Thị ủy - HĐND - UBND thị xã Quảng Yên cho cụ Lê Bá Thạch. Đặc biệt, là sự có mặt của các cụ trong Ban Liên lạc kháng chiến liên tỉnh Quảng - Hồng (Quảng Yên - Hòn Gai), những đồng đội của cụ ông và cụ bà từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp đã đến chung vui, mừng thọ.

Lễ mừng đại thọ người chiến sỹ Vệ quốc quân Lê Bá Thạch - 0
Thiệp chúc mừng và quà mừng thọ của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và quà của Thị ủy - HĐND - UBND thị xã Quảng Yên tặng cụ Lê Văn Thạch 
Lễ mừng đại thọ người chiến sỹ Vệ quốc quân Lê Bá Thạch -0
Đồng đội của cụ ông và cụ bà từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp đã đến chung vui, mừng thọ cụ Lê Bá Thạch 

Cụ Lê Bá Thạch (tức Mộc), sinh năm 1924, tại xóm Cửa Lũy, xã Cẩm La, huyện Yên Hưng nay là thôn Cẩm Lũy xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh trong một gia đình nông dân nghèo, cần cù lao động. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân đô hộ, nhìn cảnh nước mất nhà tan, cụ đã tích cực tham gia các phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân ở vùng đảo Hà Nam, huyện Yên Hưng.

Đầu năm 1946 cụ đã “trốn” gia đình lên đường tham gia kháng chiến cứu quốc vào Vệ quốc quân, là một trong những chiến sỹ đầu tiên của Đại đội Bạch Đằng, đại  đội bộ đội địa phương của huyện Yên Hưng được thành lập đầu năm 1946. Theo Sắc lệnh 71/SL (ngày 22.5.1946), Vệ quốc quân được chuyển thành Quân đội quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nay là Quân đội Nhân dân Việt Nam. Việc phân định địa giới các chiến khu được điều chỉnh lại. Tỉnh Quảng Yên, Hải Ninh và Đặc khu Hồng Gai tách khỏi Chiến khu 3 và trực thuộc Chiến khu 12.

Sau hơn 3 năm thành lập, Đại đội Bạch Đằng phát triển thành Tiểu đoàn Bạch Đằng, thuộc tỉnh Quảng Hồng do cụ Vũ Đình Mai chỉ huy. Hòa bình lập lại cụ Vũ Đình Mai là Tỉnh đội trưởng, Tỉnh đội Quảng Ninh. Theo sử sách ghi lại, hầu hết cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn Bạch Đằng quê ở huyện Yên Hưng.

Lễ mừng đại thọ người chiến sỹ Vệ quốc quân Lê Bá Thạch -1
Lễ mừng đại thọ người chiến sĩ Vệ quốc quân Lê Bá Thạch
Lễ mừng đại thọ người chiến sỹ Vệ quốc quân Lê Bá Thạch -0
Lễ mừng đại thọ người chiến sỹ Vệ quốc quân Lê Bá Thạch -0
       Các con, cháu và bạn của các con cụ Lê Bá Thạch về chúc, mừng thọ và chụp ảnh lưu niệm cùng cụ ông và cụ bà

Trong cuộc đời binh nghiệp, cụ Lê Bá Thạch đã cùng với cán bộ chiến sĩ Đại đội Bạch Đằng, sau nay là Tiểu đoàn Bạch Đằng, tham gia cả trăm trận đánh trên địa tỉnh Quảng Yên lúc bấy giờ trải dài từ Sơn Động (Bắc Giang), Chí Linh, Kim Thành (Hải Dương), Thủy Nguyên (Hải Phòng), Đông Triều, Hòn Gai (Quảng Ninh)... Đặc biệt, là những trận đánh bảo vệ, giải phóng tỉnh lỵ Quảng Yên. Thế nhưng hỏi về thành tích trong chiến đấu của cụ Lê Bá Thạch, ông Lê Bá Sơn - con trai trưởng của cụ nói: Bố tôi ít kể về mình lắm!

Tại lễ mừng thọ tôi có gặp và trao đổi với Đại tá Vũ Tập, là chiến sĩ của Tiểu đoàn Bạch Đằng, Phó Ban liên lạc những người kháng chiến liên tỉnh Quảng - Hồng (nay đã 92 tuổi, nguyên cán bộ của Đặc khu Quảng Ninh, sau này là Tỉnh đội Quảng Ninh) thì được biết: Cụ Lê Bá Thạch tham gia nhiều trận đánh, mưu trí và dũng cảm lập được nhiều chiến công.

Xin được nêu thành tích, chiến công của Đại đội Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; có những đóng góp của cụ Lê Bá Thạch. “… Ngày 28.2.1947, giặc Pháp chia làm hai mũi tiến công đánh thị xã Quảng Yên: một mũi đánh từ Yên Lập đến, một mũi từ Núi Đèo kéo vào; kết hợp với tàu chiến ở cửa sông Bạch Đằng yểm trợ. Có sự hỗ trợ của nhân dân địa phương, lực lượng tự vệ cùng với Đại đội Bạch Đằng chiến đấu bảo vệ thị xã vô cùng anh dũng. Giặc Pháp bị chặn đánh ở ngã ba Biểu Nghi từ 3 giờ sáng đến tối mịt, 2 xe thiết giáp cùng hàng trăm tên Pháp bị tiêu diệt trong trận đánh giằng co quyết liệt ở cầu Cao (Yên Lập). Các chiến sĩ bắn hết đạn, đã dùng lưỡi lê, dao găm, đánh giáp lá cà với địch. Tiêu biểu cho tinh thần anh dũng của quân ta là đồng chí Minh (Quảng Yên) đâm chết hai giặc Pháp. Nhưng vì lực lượng địch quá đông, anh cùng với 4 đồng chí đã hy sinh oanh liệt trên mảnh đất quê hương”… (Theo Lịch sử Đảng bộ huyện Yên Hưng 1930 - 2010, trang 60-61).

Trong cuốn Quảng Ninh - Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) có ghi: "...Ở tỉnh Quảng Yên, bộ đội địa phương và dân quân du kích liên tục tiến công quân địch, đã đánh 400 trận, tiêu diệt và loại khỏi vòng chiến đấu trên 3.500 tên địch. Riêng tiểu đoàn Bạch Đằng đã đánh 23 trận, có hiệu suất tiêu diệt địch rất cao. Với cách đánh cơ động, linh hoạt, vận động nhanh, chỉ trong hai đêm tiểu đoàn đã tiêu diệt bốn vị trí quân sự của địch. Qua chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, tiểu đoàn đã diệt 766 tên địch, bắt sống 324 tên (trong đó, có 1/4 là lính Âu Phi), thu 523 súng các loại... Ngày 30.5.1954, Hội đồng thi đua của Liên khu Việt Bắc đã quyết định tặng cờ "Quyết chiến quyết thắng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tỉnh Quảng Yên và tặng cờ "Tiểu đoàn gương mẫu Liên khu" cho Tiểu đoàn Bạch Đằng"...

Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, cụ Lê Bá Thạch cùng đồng đội tiếp tục rèn binh, chỉnh cán, làm nhiệm vụ  bảo vệ thành quả cách mạng, vừa chuẩn bị cho cuộc cách mạng chiến đấu lâu dài để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Năm 1958, cụ Lê Bá Thạch được điều động về nhận công tác tại Nhà máy xi măng Hải Phòng.

Lễ mừng đại thọ người chiến sỹ Vệ quốc quân Lê Bá Thạch - 0
Đại tá Vũ Tập, 92 tuổi, Phó Ban liên lạc Kháng chiến liên tỉnh Quảng - Hồng đại diện Ban liên lạc chúc mừng cụ Lê Bá Thạch 

Với bản lĩnh anh bộ đội Cụ Hồ, ở môi trường và nhiệm vụ mới, cụ đã không ngại khó khăn, gian khổ, ngày đêm bên những cánh buồm bạc phếch bởi nắng mưa ngày đêm vươn khơi, bám biển, vượt qua mưa bom bão đạn, vận chuyển hàng triệu tấn đá và nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất của Nhà máy xi măng Hải Phòng trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc, mà thành phố Hải Phòng là một trọng điểm bắn phá của địch.

Dù ở đâu, môi trường nào cụ Lê Bá Thạch cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 1977, cụ về nghỉ hưu theo chế độ. Trở về với đời thường, cụ tiếp tục phát huy bản chất, truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ, sống hòa nhập với mọi người, tham gia tích cực các hoạt động xã hội ở địa phương là hội viên Hội Cựu chiến binh gương mẫu, là hội viên tích cực của Hội người cao tuổi, có nhiều đóng góp trong công tác xây dựng, tổ chức Hội Cựu chiến binh và Hội người cao tuổi...

Được biết trong một trận chống càn ở huyện Kim Thành (Hải Dương) năm 1947, cụ Lê Bá Thạch đã gặp cụ bà Nguyễn Thị Gái, khi ấy là cô du kích trong Hội phụ nữ cứu quốc (quê xã Xuyên Mộc, huyện Kim Thành). Sau này, hai cụ lên duyên vợ chồng. Cụ bà Nguyễn Thị Gái dời quê hương trù phú theo cụ ông về vùng đất đảo Hà Nam, đồng chua nước mặn gánh vác công việc nhà chồng để cụ ông yên tâm công tác.

Gần 70 năm chung sống hạnh phúc, hai cụ sinh được 4 người con trai, 3 người con gái; hiện, có 31 cháu, chắt nội ngoại. Các con, cháu cụ trưởng thành đã nối tiếp truyền thống yêu nước của gia đình. Hai con cụ tham gia quân đội bảo vệ Tổ quốc; trong đó, con trai cả vinh dự tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, con trai thứ của cụ tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Các con của cụ nhiều người thành đạt kể cả thoát ly đi công tác hay ở lại địa phương làm nông nghiệp đều là những người làm ăn chăm chỉ, sống hòa thuận, hạnh phúc, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương đất nước. 

Lễ mừng đại thọ người chiến sỹ Vệ quốc quân Lê Bá Thạch -0
           Vợ chồng Giáo sư Shane Gardiner chúc mừng hai cụ Thượng 

Thời trai trẻ hai cụ xung trận cứu nước, nhờ phúc ấm của Tổ tiên, cho hai cụ được hưởng tuổi vàng, tuổi ngọc. Đến hôm nay, đất nước thanh bình phát triển, chính quyền địa phương, các ban ngành con cháu, dòng họ tổ chức lễ mừng thọ cho hai  cụ với sự có mặt của đầy đủ con cháu, họ hàng, dòng tộc, bạn bè của các con, cháu. Tại buổi lễ, ông Shane Gardiner, giáo sư của một Trường đại học ở New Zealand (có vợ người Việt Nam, là bạn con gái cụ Thượng) chia sẻ: Đất nước Việt Nam thanh bình, người Việt Nam thật tuyệt vời, hiền lành, đôn hậu, có hiếu với  cha, mẹ, ông, bà tổ tiên.

Một trăm tuổi đời, trên 70 năm đi theo Đảng, tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, cụ Lê Bá Thạch đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Trong đó, cụ ông có Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, hạng Nhì và hạng Ba; cụ bà Nguyễn Thị Gái được tặng Huân chương Kháng chiến Hạng Nhì...                                                      

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.