"TỰ HÀO HÀNG VIỆT NAM" "TINH HOA HÀNG VIỆT NAM"

Lạng Sơn: Người tiêu dùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa ưu tiên, tự hào sử dụng sản phẩm Việt

Thực hiện Chỉ thị số 03 –CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới mà cốt lõi là chuyển trạng thái từ “ưu tiên” sang “tự hào” dùng hàng Việt, Ban chỉ đạo CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Lạng Sơn đã chủ động triển khai, thực hiện các nội dung nhằm thúc đẩy mua sắm hàng Việt, thay đổi nhận thức của các tầng lớp quần chúng Nhân dân.

Lan toả cuộc vận động đến đông đảo người tiêu dùng

Ban chỉ đạo CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Lạng Sơn cho biết, cuộc vận động được triển khai trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả, sự quan tâm của người tiêu dùng đối với hàng Việt đã được cải thiện, nâng cao. Theo đó, Ban Chỉ đạo CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng Kế hoạch số 166 ngày 28.3.2022 về triển khai thực hiện CVĐ theo đúng tinh thần của Chỉ thị 03.

Thống kê của Ban chỉ đạo CVĐ tỉnh cho thấy, ban chỉ đạo CVĐ 11/11 huyện, thành phố đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai Chỉ thị 03. Đồng thời phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên mặt trận Tổ quốc (MTTQ) đề ra các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong quá trình triển khai thực hiện CVĐ ở địa phương, đơn vị; hướng dẫn MTTQ các xã, phường, thị trấn phối hợp tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia hưởng ứng CVĐ.

Các Sở, ngành, đơn vị (thành viên Ban Chỉ đạo CVĐ cấp tỉnh) đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa các cơ chế, chính sách bảo vệ người tiêu dùng và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường, liên kết đầu tư; triển khai thực hiện Chương trình “Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam 2022”, tuyên truyền nhằm kích cầu người tiêu dùng trong nước nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng.

Lạng Sơn: Người tiêu dùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa ưu tiên, tự hào sử dụng sản phẩm Việt -0
Ban Chỉ đạo Cuộc vận động tỉnh Lạng Sơn tiếp tục thực hiện mục tiêu chuyển trạng thái từ “ưu tiên” sang “tự hào” tiêu dùng hàng Việt của người dân trên địa bàn tỉnh. Ảnh: BLS

Từ năm 2022 đến nay, Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức 8 hội chợ triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt. MTTQ các cấp trong tỉnh đã tổ chức tuyên truyền được 986 cuộc cho hơn 78.780 lượt người; phối hợp tổ chức 4 hội nghị tập huấn tuyên truyền CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ở cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở cho hơn 360 lượt cán bộ mặt trận, trưởng ban công tác mặt trận và người uy tín ở khu dân cư gắn với CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện CVĐ gắn với công tác kiểm tra chuyên đề, kiểm tra cuối năm đối với MTTQ các huyện, thành phố và cơ sở.

Hàng Việt nhận được sự ủng hộ từ người tiêu dùng trong nước

Đại diên Công ty CPMT Siêu thị Đồng Tiến cho biết, hơn 80% doanh số bán hàng của siêu thị đến từ việc tiêu thụ hàng sản xuất trong nước. Đánh giá về tâm lý người tiêu dùng những năm gần đây, đại diện siêu thị cho rằng đại đa số người tiêu dùng đều lựa chọn hàng hoá sản xuất trong nước từ hàng tiêu dùng thiết yếu đến các đồ gia dụng. Nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đơn vị chú trọng nhập và phân phối các mặt hàng thương hiệu Việt, trong đó ưu tiên các mặt hàng được công nhận hàng Việt Nam chất lượng cao.

Khảo sát của ngành công thương tỉnh Lạng Sơn cho thấy, tại thành phố Lạng Sơn, trên kệ hàng của các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hàng sản xuất trong nước chiếm trên 80%.

Lạng Sơn: Người tiêu dùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa ưu tiên, tự hào sử dụng sản phẩm Việt -0
Các sản phẩm Việt đạt tiêu chuẩn OCOP được nhiều người dân trên địa bàn tỉnh đón nhận. Ảnh: VA

Hàng Việt không chỉ xuất hiện tại thành phố mà tâm lý của người tiêu dùng nông thôn cũng đã thay đổi, nhiều sản phẩm Made in VietNam được đông đảo người dân tại nông thôn, vùng sâu vùng xa tin tưởng và sử dụng. Đại diện Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thiên Phú (xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn) cho biế,  hiện đơn vị có mạng lưới đại lý đến tất cả 11 huyện, thành phố, đồng thời, tổ chức các chuyến xe lưu động đưa hàng hóa đến tất cả các xã vùng sâu, vùng xa.

Nhận thấy tâm lý ưa chuộng hàng Việt của người tiêu dùng nông thôn, công ty chỉ nhập và phân phối các mặt hàng sản xuất trong nước đảm bảo chất lượng và giá cả phù hợp với mức sống của người dân từng vùng. Qua đánh giá hiệu quả kinh doanh, nhất là qua các chuyến xe phân phối hàng hóa “lưu động” đến vùng sâu, vùng xa, công ty nhận thấy 90% khách hàng của công ty tại vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh đã tin dùng hàng Việt.

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo CVĐ cấp tỉnh, CVĐ đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Các cơ quan, đơn vị đã quan tâm ưu tiên mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác là hàng Việt Nam; ý thức của người dân về sử dụng hàng Việt cũng đã được nâng cao, đại đa số người dân đã ưu tiên và tự hào tiêu dùng hàng Việt.

Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo CVĐ cấp tỉnh yêu cầu các đơn vị thành viên, Ban Chỉ đạo các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền Chỉ thị số 03 –CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới gắn với triển khai thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 và những năm tiếp theo; chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành thành viên liên quan phối hợp tổ chức các hội chợ quảng bá sản phẩm hàng hóa Việt Nam. 

Đặc biệt là tiếp tục hỗ trợ chương trình “nhận diện hàng Việt Nam” và xây dựng các điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại một số huyện, thành phố; vận động các doanh nghiệp, nhà sản xuất tập trung đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân. Qua đó khẳng định mục tiêu chuyển trạng thái từ “ưu tiên” sang “tự hào” tiêu dùng hàng Việt của người dân trên địa bàn tỉnh”.

Đại diện Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công thương tỉnh Lạng Sơn cho biết, bên cạnh tổ chức các hội chợ thương mại, trung tâm tham mưu sở phối hợp tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, thu hút đông đảo doanh nghiệp tham gia nhằm kích cầu thị trường, thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường nông thôn. Đồng thời, giúp người dân ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với các mặt hàng Việt phong phú về chủng loại, có chất lượng, giá cả hợp lý.

Địa phương

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025
Hoạt động chính quyền

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Đây là thông tin của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi họp sáng 20.11, sau khi nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân), một trong những dự án chậm tiến độ kéo dài đang được dư luận xã hội quan tâm.

Công ty TNHH dược phẩm Mai Phương đã ký kết tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nguyên liệu xanh Thủy Tùng
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với nhà phân phối khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Trong khuôn khổ Festival Gạch gốm đỏ - kinh tế xanh Vĩnh Long, chiều 20.11, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức “Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp phân phối”.

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
Địa phương

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi thiết thực, ý nghĩa và bổ ích nhằm tôn vinh, tri ân công lao của các thầy, cô giáo, tăng cường tình cảm gắn kết giữa thầy và trò.

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Địa phương

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của thành phố.

Hiện trạng nhà văn hóa lao động tỉnh Đắk Lắk đang xuống cấp nghiêm trọng
Địa phương

Hiện trạng nhà văn hóa lao động tỉnh Đắk Lắk đang xuống cấp nghiêm trọng

Nhà văn hóa lao động (VHLĐ) tỉnh Đắk Lắk, trực thuộc Liên đoàn lao động tỉnh, là nơi hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và là nơi thu hút người dân đến vui chơi, giải trí, sáng tạo. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, công trình hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, tạo nên một cảnh nhếc nhác, hoang tàn.

Hải Dương: Công ty Long Thịnh liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thị xã Kinh Môn
Địa phương

Hải Dương: Công ty Long Thịnh liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thị xã Kinh Môn

Công ty TNHH Long Thịnh là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thị xã Kinh Môn. Theo tìm hiểu trong nhiều năm qua, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 52 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 400 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức thấp.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.