Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện

Làm rõ hơn nội hàm và căn cứ pháp lý

Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện tại phiên họp sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cần tiếp tục rà soát, làm rõ nội hàm, căn cứ pháp lý, cơ sở lý luận, thực tiễn của quy định về sử dụng tần số vô tuyến điện được phân bổ riêng cho quốc phòng an ninh kết hợp phát triển kinh tế. 

Sáng 18.8, tiếp tục chương trình Phiên họp chuyên đề pháp luật, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Làm rõ hơn nội hàm và căn cứ pháp lý -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Báo cáo một số vấn đề lớn giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ, ngay sau Kỳ họp thứ Ba, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã bám sát các mục tiêu chính sách (như về quy hoạch, cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện; nghĩa vụ tài chính khi sử dụng tần số vô tuyến điện; quản lý nhà nước; nâng cao hiệu quả khai thác các tần số vô tuyến điện phân bổ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh...); tiếp tục tổ chức khảo sát, hội thảo, tọa đàm; phối hợp với cơ quan soạn thảo, các cơ quan hữu quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Làm rõ hơn nội hàm và căn cứ pháp lý -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về quy định giới hạn tổng độ rộng băng tần thông tin di động một doanh nghiệp được cấp phép sử dụng tại khoản 3 Điều 1 dự thảo Luật, có ý kiến đề nghị cân nhắc, làm rõ việc giới hạn có làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, quyền lợi của người dân trong việc lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ mạng thông tin di động hay không.

Làm rõ hơn nội hàm và căn cứ pháp lý -0
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng, băng tần dành cho thông tin di động là hữu hạn. Nếu không giới hạn tổng độ rộng băng tần thông tin di động mà một doanh nghiệp được sử dụng thì với phương thức cấp phép thông qua đấu giá và cho phép chuyển nhượng có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh sẽ thâu tóm lượng lớn tần số khiến các doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến tình trạng độc quyền, làm giảm, thậm chí triệt tiêu tính cạnh tranh của thị trường. Quy định giới hạn tổng độ rộng băng tần thông tin di động được cấp phép áp dụng với mọi doanh nghiệp. Do đó, không gây bất bình đẳng đối với một doanh nghiệp cụ thể nào, không làm giảm sức cạnh tranh của thị trường và cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân khi lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, không cản trở quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp, không trái với khoản 2 Điều 14 và Điều 33 Hiến pháp năm 2013, Luật Cạnh tranh.

Làm rõ hơn nội hàm và căn cứ pháp lý -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Kinh nghiệm quốc tế tại 22 quốc gia thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng cho thấy, có 19/22 quốc gia (chiếm 86%) quy định giới hạn băng tần thông tin di động một doanh nghiệp được cấp. Vì vậy, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho giữ quy định tại khoản 3 Điều 1 dự thảo Luật.

Làm rõ hơn nội hàm và căn cứ pháp lý -0
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về cấp lại giấy phép sử dụng băng tần tại khoản 9 Điều 1 dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, một số ý kiến đề nghị làm rõ tại sao có quy định các mốc thời gian doanh nghiệp phải nộp đề nghị cấp lại là 3 năm và 6 tháng; có thể nâng từ 3 năm lên thành 5 năm để tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động phương án kinh doanh hay không.

Làm rõ hơn nội hàm và căn cứ pháp lý -0
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Theo Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, quy định tại dự thảo Luật đặt ra hai mốc thời gian: 3 năm là thời điểm xem xét doanh nghiệp có nằm trong diện được cấp lại hay không, để doanh nghiệp chuẩn bị các phương án kinh doanh mới; 6 tháng là thời điểm để doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép, cơ quan quản lý thực hiện các thủ tục, cấp giấy phép và thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện. Trong đó, khoảng thời gian xem xét cấp lại giấy phép cần bảo đảm đủ dài. Trường hợp không được cấp lại giấy phép, doanh nghiệp còn có thời gian để thực hiện chuyển đổi mạng lưới và khách hàng. Nếu dài quá (ví dụ 5 năm) thì việc quy hoạch tần số vô tuyến điện có thể không theo sát sự thay đổi của công nghệ. Tham khảo kinh nghiệm 32 quốc gia trên thế giới có quy định về cấp lại giấy phép trong Luật, thời điểm xem xét cấp lại sớm nhất là 3 năm trước khi giấy phép hết hạn. Vì vậy, việc chọn các mốc thời gian như dự thảo Luật là phù hợp.

Làm rõ hơn nội hàm và căn cứ pháp lý -0
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Qua thảo luận của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, về sử dụng tần số vô tuyến điện được phân bổ riêng cho quốc phòng an ninh để kết hợp phát triển kinh tế, cần tiếp tục rà soát, làm rõ nội hàm, căn cứ pháp lý, cơ sở lý luận, thực tiễn; đánh giá tác động về mặt quy hoạch, kỹ thuật, trường hợp đặc biệt yêu cầu bảo mật và kinh nghiệm quốc tế, tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Làm rõ hơn nội hàm và căn cứ pháp lý -0
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cơ quan thẩm tra và cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu thêm để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; rà soát các quy định quản lý, phân bổ, thu hồi tần số vô tuyến điện, quy định về giới hạn tổng độ rộng băng tần, phương thức cấp phép và cấp lại giấy phép chuyển nhượng quyền sử dụng băng tần. Sau khi tiếp thu các ý kiến, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường gửi tài liệu dự án Luật đã tiếp thu, chỉnh lý để Chính phủ tham gia ý kiến bằng văn bản, việc tham gia ý kiến của Chính phủ phải khẩn trương để bảo đảm thời gian trình Quốc hội. Đồng thời, giao Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì với cơ quan soạn thảo, cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ Tư.  

Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang

Chiều 4.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải - Phó Trưởng đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Chiều 4.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ

Chiều 4.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì cuộc gặp mặt công chức, viên chức, người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc để hưởng chính sách, chế độ theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Armenia có truyền thống hiếu học, coi trọng tri thức và giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Armenia có truyền thống hiếu học, coi trọng tri thức và giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng nay, 4.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - ngôi trường được mệnh danh là “trái tim học thuật”, “ngọn hải đăng tri thức”, niềm tự hào của Armenia và khu vực.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Trụ sở Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Sáng nay, 4.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan (YSU).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi sổ tang viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi sổ tang viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Sáng 4.4, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đến ghi sổ tang viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đại tướng Khamtay Siphandone.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk

Chiều 3.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan

Sáng 3.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Tòa nhà Quốc hội Armenia, Thủ đô Yerevan, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã có cuộc làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Armenia Davit Arakelyan.