Tại Kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Hà Tĩnh Khóa XVII (Kỳ họp thường kỳ cuối năm 2020), trước tình trạng ngập lụt gây thiệt hại nặng ở nhiều địa bàn, nhất là các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh, đại biểu đã chất vấn, đề nghị UBND tỉnh cho biết nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan, làm rõ trách nhiệm và giải pháp khắc phục trước mắt và căn bản trong thời gian tới.
Cập nhật kết quả thực hiện các giải pháp cụ thể tại Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Khóa XVIII (Kỳ họp thường lệ giữa năm đầu tiên của nhiệm kỳ mới), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho biết: UBND tỉnh đã báo cáo đề xuất với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn triển khai thực hiện “Dự án Tăng cường khả năng thoát lũ cho hạ du hồ Kẻ Gỗ”. Đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt Đề cương nhiệm vụ lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư Dự án; Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 4 (Chủ đầu tư) đang hoàn thiện Báo cáo chủ trương đầu tư gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình Thủ tướng phê duyệt.
UBND tỉnh đã phân bổ 150 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ của Trung ương để các địa phương, đơn vị đầu tư khắc phục, sửa chữa, xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu sau thiên tai; hiện nay các địa phương, đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2021. Đồng thời, tỉnh đã phê duyệt hồ sơ xây dựng 25 Nhà văn hóa kết hợp phòng tránh lụt bão và 960 nhà ở cho hộ người có công, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng thiên tai; đã khởi công xây dựng 25 Nhà văn hóa kết hợp phòng tránh lũ, lụt và 611/960 nhà dân, đến nay 10 nhà Văn hóa và 329 nhà dân đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng; số còn lại dự kiến hoàn thành trước ngày 30.9.2021...
Về giải pháp trọng tâm thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các địa phương, đơn vị khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, quản lý chặt chất lượng triển khai thi công các dự án đã được bố trí nguồn vốn (tại Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày 8.1.2021 của UBND tỉnh), hoàn thành việc xây dựng các nhà văn hóa kết hợp phòng tránh lũ lụt và nhà ở cho hộ người có công, hộ nghèo, kip thời đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả trước mùa mưa bão năm nay. Tiếp tục chỉ đạo hoạt động xúc tiến, sớm triển khai dự án Hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Hà Tĩnh từ nguồn vốn vay WB. Chỉ đạo khẩn trương hoàn thành, đưa vào vận hành, khai thác trạm BTS Dốc Miếu (Hồ Kẻ Gỗ) trước ngày 15.8.2021 theo quy định; hoàn thành thực hiện rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa Kẻ Gỗ; xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát vận hành, dự báo lũ và hỗ trợ điều hành các hồ chứa nước có cửa van trên địa bàn tỉnh...
Bên cạnh đẩy mạnh thực hiện các giải pháp trọng tâm đã được xác định thời gian tới để phát huy hiệu quả trước mùa mưa bão năm nay cũng như những năm tiếp theo, đông đảo cử tri Hà Tĩnh rất mong muốn UBND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp bảo vệ tài nguyên - môi trường, nhất là công tác trồng và bảo vệ rừng trên địa bàn, tạo “lá phổi xanh” hạn chế những biến đổi khí hậu cũng như tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có tình trạng ngập lụt, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân.
Đợt họp thứ nhất theo hình thức trực tuyến của Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV đã thành công tốt đẹp, thu hút sự quan tâm, theo dõi, đánh giá cao của đông đảo cử tri và Nhân dân cả nước. Theo ghi nhận của cử tri, các ý kiến thảo luận tại nghị trường thẳng thắn, sâu sắc, thể hiện trình độ và trách nhiệm đại biểu, phát huy trí tuệ tổng hợp của các tầng lớp Nhân dân. Chủ tọa điều hành rất linh hoạt, khoa học và quyết liệt. Kết quả của đợt 1, Kỳ họp thứ Hai tiếp tục khẳng định tinh thần làm việc vì dân, không ngừng đổi mới, nói đi đôi với làm, quyết tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ mới.
Đánh giá cao sự đồng hành của Quốc hội thông qua việc ban hành các nghị quyết hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trước những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Đại diện nhiều Hiệp hội doanh nghiệp, luật sư và cử tri... mong các nghị quyết trên được triển khai hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống, phát huy giá trị pháp lý trên thực tế.
Cùng với quyết liệt thực hiện các biện pháp giãn cách để khống chế lây lan đợt bùng phát thứ tư của dịch Covid-19, chính quyền các địa phương đã kịp thời ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân chịu tác động bởi dịch bệnh, thể hiện rõ tính nhân văn, không để ai bị bỏ lại phía sau. Để bảo đảm các chính sách hỗ trợ đến đúng đối tượng, đúng chủ trương, cùng với tăng cường tổ chức các đoàn giám sát việc thực hiện trên thực tế, việc tổ chức các kênh để cử tri có thể trực tiếp đối thoại, gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị đến với các cấp chính quyền là một giải pháp hữu hiệu. Điển hình như Chương trình “Hội đồng Nhân dân với cử tri” lần thứ nhất, HĐND thành phố Đà Nẵng Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tổ chức mới đây.
Kỳ họp thứ 3 - kỳ họp thường kỳ giữa năm đầu tiên của HĐND tỉnh Bình Định Khóa XIII, bên cạnh dành sự quan tâm đặc biệt đến các giải pháp bảo đảm hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19 để nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch, đồng thời lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” đã đề ra, các đại biểu HĐND tỉnh cũng rất quan tâm đến vấn đề môi trường khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Vừa qua, UBND TP. Hà Nội đã trả lời kiến nghị của cử tri huyện Phú Xuyên về tình trạng nước sông Nhuệ đoạn đi qua địa bàn có màu đen, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp cũng như chất lượng sống của người dân. UBND thành phố thừa nhận, một số đoạn sông Nhuệ có chất lượng nước không bảo đảm, thậm chí ô nhiễm nghiêm trọng; dòng chảy trên sông cũng không đáp ứng được khả năng tự làm sạch.
Sau Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Quảng Nam Khóa IX (ngày 13.1.2021), cử tri huyện Phước Sơn kiến nghị việc xem xét, giải quyết tình trạng một số công ty khai thác khoáng sản đóng trên địa bàn xã Phước Thành khai thác trên rừng đầu nguồn gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân.
Thời gian gần đây, đặc biệt là từ khi dịch bệnh Covid-19 đang có dấu hiệu phức tạp trở lại, tại nhiều ngã tư đèn xanh đèn đỏ trên địa bàn TP Hà Nội nhiều hơn người bán hàng rong, nước giải khát… đeo bám các phương tiện. Tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cũng như lây lan dịch bệnh trong lúc diễn biến phức tạp như hiện tại, để lại âu lo cho người dân…
Qua 4 năm (2017 - 2020) thực hiện cơ chế hỗ trợ sắp xếp, ổn định dân cư, mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng đã xuất hiện một số tồn tại, vướng mắc; đồng thời cần có một cơ chế mới để thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 cho phù hợp với tình hình mới. Để việc thực hiện cơ chế hỗ trợ sắp xếp, ổn định dân cư được liên tục, không bị gián đoạn, nhất là hỗ trợ sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng thiên tai nhằm bảo đảm an toàn cho người dân trong mùa mưa bão sắp đến, UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng cần thiết phải trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết mới về sắp xếp dân cư vùng miền núi của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 để thay thế cho Cơ chế sắp xếp, ổn định dân cư quy định tại Nghị quyết số 12/2017/NQ-HĐND, Nghị quyết số 31/2018/NQ-HĐND.
Thả diều là trò chơi truyền thống tại nhiều địa phương ở nước ta. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, thú chơi này đang gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Tại tỉnh Thái Nguyên, trong 5 tháng đầu năm 2021 đã ghi nhận 59 vụ sự cố nguyên nhân do diều, gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2020, gây mất điện với thời gian trên 3.300 phút, làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho người dân, doanh nghiệp và ngành điện. Việc thả diều thiếu ý thức còn gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông, chập cháy điện gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại các hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử bằng hình thức trực tuyến của những người ứng cử đại biểu HĐND thành phố Đà Nẵng Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, nhóm vấn đề liên quan đến lĩnh vực đô thị nhận được kiến nghị nhiều nhất của cử tri 7 quận, huyện. Mong mỏi nhất của cử tri thành phố là có một môi trường sống trong lành, không ô nhiễm rác thải, giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, bảo đảm nguồn nước sạch sinh hoạt, hệ thống thoát nước bảo đảm, an toàn giao thông, đường sá sạch đẹp, vỉa hè thông thoáng, cây xanh bóng mát, không khí trong lành, bờ biển xanh sạch...
Trong vòng 7 ngày, từ ngày 14.6 đến chiều ngày 20.6 trên địa bàn tỉnh Nghệ An ghi nhận 26 ca dương tính với Sars-CoV-2, tập trung chủ yếu ở TP. Vinh và huyện Diễn Châu… Trước tình hình này, hàng loạt giải pháp cấp bách đã được tỉnh triển khai nhằm kiểm soát, hạn chế đến mức thấp nhất dịch lây lan ra diện rộng. Đặc biệt, tỉnh đã quyết định cách ly xã hội toàn TP. Vinh theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 0 giờ ngày 19.6. Còn với huyện Diễn Châu, thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ trên toàn huyện (trừ 6 xã có nhiều F1: Minh Châu, Diễn Thịnh, Diễn Cát, Diễn Tân, Diễn Trung, Diễn Kim cách ly nghiêm ngặt theo Chỉ thị 16 từ 0 giờ ngày 17.6).
Tại kỳ họp cuối năm 2020 của HĐND tỉnh Phú Yên Khóa VII, nhiệm kỳ 2016 - 2021, Chủ tọa đã yêu cầu UBND tỉnh rà soát, đôn đốc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến việc thi công công trình đường Nguyễn Trãi nối dài và các công trình hạ lưu rạch Bầu Hạ. Quá trình triển khai thực hiện, Thường trực HĐND tỉnh cũng đã có nhiều văn bản đôn đốc, đề nghị UBND tỉnh sớm xử lý dứt điểm, bảo đảm cuộc sống của người dân.
Toàn tỉnh Sơn La hiện có trên 19.000ha cây xoài, hơn 11.000ha cây mận và một số nông sản khác đang vào vụ thu hoạch. để hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân, tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các sở, ngành phối hợp chặt với các đơn vị trực thuộc bộ Công thương, bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kết nối tiêu thụ và xuất khẩu. đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng để đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước. Hỗ trợ, đưa hàng hóa nông sản của tỉnh lên các sàn thương mại điện tử để quảng bá và giao dịch tiêu thụ; thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình các cửa khẩu để cung cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản... đến hết ngày 10.6, toàn tỉnh đã tiêu thụ trên 21.400 tấn xoài (xuất khẩu gần 4.591 tấn) và gần 53.500 tấn mận, giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu ước gần 1,2 triệu USD...
Từ ngày 5.6 đến chiều ngày 9.6, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã ghi nhận 14 ca dương tính với SARS-CoV-2. Lịch trình của các ca lây nhiễm mới được dự báo rất phức tạp, di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người nên nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng rất cao.
Là một tỉnh được đánh giá phát triển công nghiệp là nền tảng, trong làn sóng thứ tư của dịch bệnh Covid-19, dù xuất hiện tới 4 ổ dịch với nhiều ca bệnh nhưng chỉ trong thời gian ngắn, Vĩnh Phúc đã kiểm soát và không phải đóng cửa bất kỳ nhà máy, xưởng sản xuất nào, càng không để người lao động mất việc làm. Đến nay, dù tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhưng kinh tế của tỉnh trong 5 tháng đầu năm vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước.
Cách đây vài ngày, trong Thông cáo báo chí phát đi hàng ngày, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid – 19 tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra lời cảnh báo nhiều địa phương trong tỉnh từng là tâm dịch, nay để xảy ra tình trạng hàng rong bán “chui” trở lại. Thậm chí hàng hóa được mua bán công khai ngay lề đường; cả người bán và người mua không đảm bảo khoảng cách theo quy định, có trường hợp còn không đeo khẩu trang…
Trên thực tế, quá trình thi công 3 dự án nhà máy điện gió trên địa hàn huyện Hướng Hóa, Quảng Trị gồm: AMACAO Quảng Trị 1, Tài Tâm và Hoàng Hải, các nhà đầu tư đã gặp vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng do đất thực hiện dự án điện gió chồng lấn lên diện tích đất trước đó tỉnh đã cấp cho Công ty Cổ phần Cao su Khe Sanh ở địa phận xã Húc và xã Hướng Lộc với diện tích gần 37ha. Quá trình triển khai, Công ty Tài Tâm - Hoàng Hải đã thỏa thuận bồi thường cho Công ty Cổ phần Cao su Khe Sanh 500 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết diện tích đất trên đều là đất người dân địa phương đang canh tác. Do áp lực về tiến độ thi công công trình điện gió phải hoàn thành trước ngày 1.11.2021 để hưởng giá mua điện ưu đãi của Chính phủ, vì vậy các nhà đầu tư đã thỏa thuận bồi thường hoa lợi trên đất cho người dân với mức giá cao hơn so với quy định của Nhà nước. Nay tiếp tục bồi thường cho Công ty Cổ phần Cao su Khe Sanh trên diện tích ấy thì thiệt thòi cho nhà đầu tư điện gió.
Toàn tỉnh Bình Phước hiện có 10 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới; 25 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 5 huyện: Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp, Phú Riềng. Những năm qua, việc triển khai công tác hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các ấp đặc biệt khó khăn đã được các cơ quan, địa phương thường xuyên quan tâm.