Kỳ vọng vào cơ hội, hiệu quả từ chuyến thăm Hungary của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Theo Đại sứ Hungary tại Việt Nam Ory Csaba, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, hứa hẹn mang đến những hiệu quả thiết thực.

Chú thích ảnh
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam Ory Csaba. Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Hungary László Kövér, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Hungary từ ngày 26 - 28.6.2022.

Trước thềm chuyến thăm, Đại sứ Hungary tại Việt Nam Ory Csaba đã có những chia sẻ với báo chí về mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội, cũng như vai trò của cộng đồng người Việt Nam trong vun đắp, phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Hungary.

-Thưa Đại sứ, theo ông, đâu là những dấu ấn nổi bật trong mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Hungary thời gian qua?

- Mối quan hệ giữa Hungary và Việt Nam đã có chiều dài lịch sử 72 năm. Mối quan hệ này trải dài trên nhiều lĩnh vực, trong đó tôi đặc biệt muốn nhắc đến ở đây là trên lĩnh vực giáo dục-văn hóa. Ngoài ra còn có những lĩnh vực mới cũng đang được triển khai. Trong năm 2014, khi Hungary tuyên bố Chính sách hướng Đông, mối quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển nhiều hơn với những dự án mới.

Tôi cho rằng, một kết quả rất nổi bật trong mối quan hệ hai nước đó là Chính phủ Hungary đã quyết định hằng năm cung cấp 200 suất học bổng cho các sinh viên và học viên Việt Nam trong khuôn khổ của Chương trình học bổng Stipendium Hungaricum.

Về hợp tác thương mại, theo thống kê, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2021 đạt 1,1 tỷ USD. Đây là con số đáng mừng và chúng tôi rất mong muốn con số này tiếp tục tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.

Hungary đã tích cực thúc đẩy việc thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) (EVFTA) và là nước đầu tiên trong EU sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA). Đại sứ có kỳ vọng thế nào về tác động của các Hiệp định này đối với quan hệ hợp tác giữa hai nước?

Hungary không chỉ đã bỏ phiếu cho Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) mà còn là nước đầu tiên ủng hộ việc ký kết hiệp định. Bởi, Hungary luôn luôn ủng hộ tự do thương mại toàn thế giới. Vì vậy, chúng tôi hy vọng với cơ hội thông qua hiệp định này, kim ngạch thương mại giữa hai nước sẽ tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng qua hiệp định này, đối với Việt Nam, Hungary có thể là cửa ngõ cho cả thị trường EU hơn 500 triệu dân và ngược lại, đối với Hungary, Việt Nam có thể là cửa ngõ đi vào thị trường ASEAN có dân số đông hơn.

Với Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA), việc thông qua hiệp định này thuộc thẩm quyền của Nghị viện các nước thành viên Liên minh châu Âu. Hungary là nước đầu tiên phê chuẩn hiệp định này.

- Đại sứ có thể đưa ra đánh giá về mối quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội hai nước thời gian qua?

- Đây là câu hỏi mà tôi có thể trả lời bằng cả trái tim, bởi vì tôi đã có 6 năm là nghị sĩ Quốc hội Hungary cũng như Nghị viện châu Âu. Tôi rất vui mừng trả lời câu hỏi này.

Hiện nay, mối quan hệ giữa Hungary và Việt Nam nhìn chung rất tốt. Ở lĩnh vực tư pháp, hai Viện Kiểm sát tối cao, hai Tòa án tối cao cũng thường xuyên quan hệ chặt chẽ. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm cũng như các mối quan hệ của tôi trong thời gian làm nghị sĩ Quốc hội Hungary và EU, tôi tự hào vì đã hỗ trợ rất nhiều cho việc phát triển mối quan hệ Nghị viện giữa Hungary và Việt Nam trên mọi cấp bậc, có thể là ở các cấp ủy ban hai Quốc hội với nhau hay giữa các nhóm nghị sĩ, cá nhân nghị sĩ với nhau.

Hai năm vừa rồi, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mối quan hệ trực tiếp bị gián đoạn song hai Quốc hội vẫn duy trì tổ chức các hội nghị, hội thảo bằng hình thức trực tuyến để các nghị sĩ chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Có thể nói rằng, mối quan hệ Nghị viện giữa hai nước cũng là một lĩnh vực rất quan trọng trong ngoại giao của Hungary.

Tôi cũng muốn nói cụ thể hơn, tại sao tôi nhắc đến hợp tác trong lĩnh vực Tòa án, Viện Kiểm sát hay là tư pháp bởi vì khi mối quan hệ giữa hai Quốc hội rất sâu sắc, dẫn đến các mối quan hệ giữa Tòa án, Viện Kiểm sát, lĩnh vực tư pháp cũng sâu sắc. Quốc hội là cơ quan lập pháp, vì vậy các công tác lập pháp cũng như các công tác hành pháp, tư pháp sau đó đều liên quan. Và khi hai bên chia sẻ kinh nghiệm công tác với nhau, có thể nói phía Hungary cũng có được bức tranh tổng thể về công tác lập pháp, hành pháp và tư pháp của Việt Nam và ngược lại, Việt Nam cũng nhận được những kinh nghiệm về công tác lập pháp, hành pháp và tư pháp của Hungary.

- Đầu năm nay, Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Hungary đã thăm Việt Nam. Xin Đại sứ chia sẻ đánh giá của mình về chuyến thăm này cũng như những kết quả mở ra sau chuyến thăm của bà Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Hungary?

- Hồi đầu năm nay, Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Hungary Márta Mátrai đã có chuyến thăm Việt Nam. Sau hai năm bị dịch bệnh khiến cho nhiều hoạt động hợp tác giữa hai bên bị gián đoạn, do đó chuyến thăm là một sự khởi đầu mới cho giai đoạn hợp tác tiếp theo.

Chúng tôi đánh giá chuyến thăm đã rất thành công. Những buổi làm việc đều rất tốt, hữu ích và hai bên rất cởi mở với nhau. Trong chuyến thăm, bà Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Hungary và các vị lãnh đạo Quốc hội Việt Nam cũng đã điểm lại những kết quả trong hoạt động hợp tác hai nước, hai Quốc hội trong thời gian qua và chỉ ra những vấn đề còn tồn tại.

Chúng tôi cho rằng, chuyến thăm như một động lực thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, tháo gỡ một số vướng mắc mà hai bên đang gặp phải và cao hơn nữa chuyến thăm đã đặt nền tảng cho chuyến thăm Hungary của Ngài Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới đây.

- Đại sứ có kỳ vọng gì với chuyến thăm Hungary tới đây của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ?

- Tôi chắc chắn chuyến thăm này sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa hai Quốc hội cũng như hai nước.

Chúng tôi từ lâu đã mong muốn xây dựng hoặc thiết lập một Trung tâm văn hóa Hungary tại Hà Nội. Đây là nơi để những người đã từng sinh sống, học tập và làm việc tại Hungary cũng như những người có mối quan hệ chặt chẽ với Hungary có thể tụ họp. Tại đó, chúng tôi không chỉ giới thiệu ẩm thực, văn hóa, giáo dục của Hungary mà những người yêu Hungary có thể đến để gặp gỡ, trao đổi với nhau. Trung tâm văn hóa Hungary cũng sẽ có một thư viện và ở đấy chúng tôi có thể chiếu phim, thực hiện các triển lãm tranh… Ngoài ra, các doanh nghiệp hai nước có thể gặp gỡ để thiết lập các mối quan hệ của mình. Đây là ý tưởng mà chúng tôi đã có từ rất lâu rồi, tuy nhiên vì một số lý do khách quan về kỹ thuật mà chưa thực hiện được.

Ngoài dự án Trung tâm văn hóa Hungary tại Hà Nội, chúng tôi cũng có một số dự án khác tại Việt Nam. Tôi xin lấy ví dụ về dự án xây dựng Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ. Chúng tôi hay phía Việt Nam đều mong muốn những vướng mắc sẽ được tháo gỡ để bệnh viện sớm được xây dựng và đi vào hoạt động.

Có thể nói, chuyến thăm Hungary tới đây của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, hứa hẹn mang đến những hiệu quả thiết thực như mong muốn của Ngài Chủ tịch Quốc hội.

Chuyến thăm còn là cơ hội để lãnh đạo các bộ, ngành hai nước có thể tiếp xúc với nhau và ký kết một số thỏa thuận hợp tác; hay đại diện các doanh nghiệp có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh.

Cộng đồng người Việt Nam tại Hungary có khoảng 5.000 người. Đại sứ đánh giá thế nào về vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở Hungary?

Tôi cho rằng cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống ở Hungary chính là cầu nối rất là quan trọng và năng động giữa hai nước. Cộng đồng người Việt Nam sống rất tốt, hòa nhập vào xã hội Hungary. Họ thành công ở mọi lĩnh vực: khoa học, văn hóa và cả về kinh tế. Chúng tôi tôn trọng và vui mừng khi họ chọn Hungary là nơi định cư lâu dài cũng như học tập.

Mối quan hệ giữa chính quyền, người dân Hungary với cộng đồng người Việt Nam cũng rất tốt. Chúng tôi tin tưởng rằng mối quan hệ này sẽ còn phát triển hơn nữa. Hằng năm có khoảng 400-500 sinh viên Việt Nam bắt đầu sự nghiệp học tập mới của mình tại Hungary, trong đó có 200 sinh viên được Chính phủ Hungary tài trợ học bổng, ngoài ra còn rất nhiều sinh viên khác học theo hình thức chi trả tự túc.

Bên cạnh đó, cũng có thể nhận thấy cộng đồng người Việt Nam rất thành công và ngày càng thể hiện vai trò của mình trong lĩnh vực kinh doanh. Rất nhiều nhà hàng của người Việt Nam được mở ở Budapest và rất thành công.

Có thể nói khái quát rằng, cộng đồng người Việt Nam ở Hungary được chúng tôi tôn trọng và đánh giá cao về những cố gắng của họ để hòa nhập vào xã hội sở tại cũng như phát triển bản thân mình.

- Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ!

Theo dòng sự kiện

Đại sứ Dương Hoài Nam: Chuyến thăm của Thủ tướng mở ra chương mới, nâng quan hệ Việt - Séc lên tầm cao mới
Chính trị

Đại sứ Dương Hoài Nam: Chuyến thăm của Thủ tướng mở ra chương mới, nâng quan hệ Việt - Séc lên tầm cao mới

Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức CH Séc từ ngày 18 - 20.1.2025 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ CH Séc Petr Fiala, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Séc, ông Dương Hoài Nam về sự kiện này. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm CHDCND Lào
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc tốt đẹp chuyến thăm CHDCND Lào

Tối 10.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào từ ngày 9-10/1 theo lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi

Sáng 6.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ kỹ thuật số và Công nghệ mới nổi, đồng thời là Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Công nghệ đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Chính trị

Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Lời tòa soạn: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có bài viết "Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới", nêu bật những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu nội dung bài viết. Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư
Theo dòng sự kiện

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư

Chiều 2.1, chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng nêu rõ, nhiệm vụ được giao của vùng Tây Nguyên là vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc. Kỳ vọng và trách nhiệm đặt trên vai của Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên là vô cùng quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp tổ chức bộ máy
Theo dòng sự kiện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng 2.1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Nghị định 178: Bảo đảm quyền lợi cho cán bộ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
Theo dòng sự kiện

Nghị định 178: Bảo đảm quyền lợi cho cán bộ trong sắp xếp tổ chức bộ máy

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Ngày 31.12.2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2024/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với 8 nhóm chính sách lớn nhằm bảo đảm quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy. Nghị định chính thức có hiệu lực vào hôm nay, ngày 1.1.2025.

Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại
Theo dòng sự kiện

Khẳng định vị thế Việt Nam trong dòng chảy thời đại

Năm 2024 ghi nhiều dấu ấn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là năm có những chuyển động mạnh mẽ, tích cực, tạo ra luồng gió mới trong hầu hết các hoạt động của đời sống xã hội, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bứt phá, tăng tốc hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới ngay sau Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Nhân dịp đón Năm mới 2025, Chủ tịch nước Lương Cường đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới
Chính trị

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3.2.1930 - 3.2.2025), Tổng Bí thư Tô Lâm dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).