- Xin ông cho biết sự cần thiết và những việc đã làm của Bộ GD-ĐT để đưa chương trình giáo dục kỹ năng sống vào môi trường giáo dục phổ thông?
ĐBQH Lê Văn Học (Lâm Đồng): Bên cạnh chuyên môn thì phải rèn luyện kỹ năng sống, làm việc Tôi thấy có một sự khác biệt trong động cơ và thái độ học tập giữa ngày nay và ngày xưa. Xưa, học tập là để phục vụ nhân dân, đất nước, ngày nay, học là để thi đạt điểm cao có nghĩa là học để lấy kiến thức cơ bản, vững chuyên môn để ra trường để làm tốt công việc nhất. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều người đạt điểm cao song không ít trong số đó tiếp cận công việc rất chậm, không nhạy cảm, tác phong sống, ý thức cộng đồng kém. Bởi những đối tượng này đã quên rèn luyện kỹ năng sống. Đặc biệt trong giai đoạn xã hội phát triển như hiện nay, tính chất công việc khá rõ ràng, không thể giải quyết bằng tinh thần một cách chung chung. Vì lẽ đó trước khi bước vào đời mỗi người phải có ý thức là bên cạnh chuyên môn thì phải rèn luyện kỹ năng sống, làm việc. Có như vậy mới có đủ kỹ năng tiếp cận công việc một cách khoa học, phù hợp với thực tế. ĐBQH Trần Hữu Thế (Phú Yên): Cần đi vào thực chất hơn và bám sát đời thường Theo tôi, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên hiện nay là một việc rất quan trọng. Bởi thực tế nhiều em học rất giỏi nhưng khi phải đối mặt với công việc các em rất lúng túng. Các em cần nhận thức rằng việc các em thu nhận được kiến thức về khoa học chuyên môn cũng rất cần song vấn đề về kỹ năng sống cũng không kém phần quan trọng. Nguyên nhân sâu xa ở đây tôi nghĩ là cách giáo dục chưa thực sự phù hợp với thực tế. Tất nhiên về vấn đề này hiện nay đã có sự quan tâm và nhìn nhận khác đi. Giải quyết được vấn đề này theo tôi cần một quá trình vì chúng ta đòi hỏi như vậy, song việc tìm hiểu thực tiễn để khái quát giúp các em có thể dễ dàng tiếp cận, đặc biệt trong giai đoạn xã hội phát triển như hiện nay quả thật không dễ dàng. Và điểm cần quan tâm đầu tiên trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên là chương trình giáo dục phải đi vào thực chất hơn và bám sát đời thường. Chúng ta cần khắc phục tính hàn lâm trong chương trình cũng như cách truyền dạy. |
- Bất cứ ai cho dù có trình độ học vấn nhất định nhưng thiếu kỹ năng sống thì sẽ khó mở được cánh cửa thành công. Trong xu thế hội nhập, mỗi con người đều bị chi phối nhiều mối quan hệ khác nhau và tùy từng hoàn cảnh người nào làm chủ các ứng xử sẽ có những kết quả tốt đẹp hơn. Đối với các nước có nền giáo dục tiên tiến, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã rất được chú trọng. Ở Việt Nam, trước đây việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông vẫn được thực hiện theo phương pháp lồng ghép trong những môn học như đạo đức, giáo dục công dân, văn học… nên với nhiều người giáo dục kỹ năng sống là một vấn đề mới.
Kỹ năng sống là cái cần trau dồi suốt đời, nhưng giai đoạn học phổ thông rất quan trọng vì đây là thời kỳ con người định hình nhân cách. Để trang bị cho học sinh kỹ năng sống, với quan điểm giáo dục toàn diện, những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã chú trọng đẩy mạnh công tác này. Cụ thể từ năm 2001, Bộ GD-ĐT thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông qua dự án “Giáo dục sống khỏe mạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên” với sáng kiến và hỗ trợ của UNICEF tại Việt Nam.
- Với tư cách là Giám đốc dự án, ông đánh giá hiệu quả của công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông thời gian qua như thế nào?
- Tham gia dự án “Giáo dục sống khỏe mạnh, kỹ năng sống cho trẻ và vị thành niên” có học sinh của 120 trường THCS và trẻ em ngoài trường học ở một số tỉnh thuộc nhiều khu vực. Các em được rèn luyện kỹ năng sống thiết thực để ứng phó với những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống an toàn, mạnh khỏe của trẻ em như phòng chống HIV/AIDS, ma tuý, sức khỏe sinh sản, vấn đề quan hệ tình dục sớm… Mục tiêu của Dự án là hình thành thái độ tích cực của học sinh đối với việc xây dựng cuộc sống khoẻ về thể chất, mạnh về tinh thần, hiểu biết về xã hội; Nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về kỹ năng sống để họ chủ động trong việc truyền thụ kiến thức kỹ năng cho con em mình...
Thước đo hiệu quả của chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chính là sự hài lòng của tất cả mọi người. Tại những nơi triển khai dự án, cả học sinh, thầy cô giáo và cha mẹ học sinh đều hào hứng, phấn khởi đón nhận và thừa nhận kết quả giáo dục rất tốt. Những chuyên đề được giới thiệu vào trường học và trên địa bàn đã tạo nên những phong trào và đem đến những hiệu quả rất thiết thực. Nhiều nơi các cấp chính quyền đã vào cuộc huy động các đoàn thể phối hợp với dự án nhân rộng mô hình. Cụ thể như tại huyện Hóc Môn (TP Hồ chí Minh) dự án triển khai tại 4 trường THCS, sau khi đánh giá kết quả, chính quyền địa phương đã quyết định mở rộng ra toàn bộ các trường trong toàn huyện.
- Khó khăn nhất trong việc triển khai giáo dục kỹ năng sống vào trường học trong thời gian qua là gì, thưa ông?
Quá trình triển khai chương trình giáo dục kỹ năng sống trong trường phổ thông cho các em còn gặp nhiều hạn chế. Đối tượng hưởng lợi của giáo dục kỹ năng sống trong trường phổ thông chủ yếu là nhóm có nguy cơ thiếu kỹ năng sống cao, lại thông qua các hoạt động ngoại khóa nhiều nên chưa đem lại hiệu quả rõ rệt.
Nội dung các bài học trong chương trình chính vốn đã nhiều, thời lượng lại ít nên khó chèn giáo dục kỹ năng sống. Ngoài ra, nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông trong các nhà trường chính là các thầy cô giáo, nhưng đội ngũ giáo viên hiện nay phần lớn chưa được đào tạo cơ bản kiến thức và kỹ năng để dạy về kỹ năng sống trong từng môn học, bài giảng. Thêm vào đó, các bậc phụ huynh, ông bà, họ hàng thân thích, những người lớn tuổi... những người trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của học sinh chưa chủ động tác động hình thành kỹ năng sống đến con trẻ và không hẳn ai cũng có đủ khả năng dạy kỹ năng sống cho con em mình. Bởi vậy, dù các họat động giáo dục kỹ năng sống diễn ra nhiều, sôi nổi nhưng chưa tạo được hiệu quả bền vững trong việc chuyển biến sâu sắc nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh.
- Một trong những yếu tố để triển khai giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đó là phải thay đổi phương pháp dạy học, đây là vấn đề không đơn giản?
- Đưa giáo dục kỹ năng sống vào triển khai ở cấp học phổ thông trong điều kiện khung chương trình đã ổn định, sách giáo khoa đã được biên soạn là một việc làm khó. Vậy thì đưa như thế nào để đảm bảo kiến thức kỹ năng sống và có hệ thống, không bị chắp vá đòi hỏi Bộ GD-ĐT cần phải tính kỹ.
Giải pháp trước mắt là sẽ lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong các môn học, từng bài học, chủ đạo là môn Giáo dục Công dân, sau đó là các môn Lịch sử, Ngoại ngữ. Vì kỹ năng sống là cái có sau những trải nghiệm thực tế nên việc lồng ghép này sẽ không dừng lại ở mức giảng dạy lý thuyết mà sẽ cụ thể hóa thành từng trường hợp, hoàn cảnh và yêu cầu học sinh xử lý. Ngay trong hè này, các giáo viên sẽ nhận được một tài liệu tập huấn do Bộ GD-ĐT ban hành, hướng dẫn cụ thể về việc dạy lồng ghép kỹ năng sống trong từng môn học, từng bài học cụ thể.
- Để triển khai có hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống học sinh phổ thông, theo ông, cần lộ trình và những giải pháp gì?
- Hiện nay, để sớm triển khai rộng giáo dục dục kỹ năng sống vào trường học phổ thông có thể tích hợp nội dung vào một số môn học khác và vào các hoạt động ngoại khóa, song phải có đầy đủ tài liệu chuyên môn để giáo viên và học sinh nghiên cứu, học tập và vận dụng. Về lâu dài Bộ GD-ĐT cần xây dựng chương trình môn học giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 để đảm bảo tính tổng thể, toàn diện trong định hướng giáo dục.
Muốn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thì bản thân các giáo viên phải có kiến thức chuyên môn và phải hoàn thiện kỹ năng sống của mình. Vì vậy, các trường Sư phạm cần quan tâm dạy kỹ năng sống và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên để các thầy cô giáo tương lai có thể thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh sau này. Bên cạnh đó, Ngành Giáo dục phải tăng cường phối hợp với gia đình và xã hội để triển khai sâu rộng chương trình, tạo môi trường tích cực để các em được rèn luyện kỹ năng sống sau khi rời ghế nhà trường.
- Xin cảm ơn ông!