Kon Tum: Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số

Từ 16 - 18.11, tại sân Nhà rông Kon Klor, thành phố Kon Tum diễn ra Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ Nhất, năm 2022.

Đây là chương trình nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9.2.1913 – 9.2.2023).

Với chủ đề “Âm vang đại ngàn”, Hội thi quy tụ hơn 600 nghệ nhân các dân tộc thiểu số J’rai, Bahnar, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Thái… đến từ 30 đội của 10 huyện, thành phố. 

Tại Hội thi, các đội cùng tham gia diễn tấu những loại hình nghệ thuật độc đáo như hát dân ca, tái hiện trích đoạn lễ hội truyền thống, chỉnh chiêng... đặc biệt là nghệ thuật trình diễn cồng chiêng.

Ngoài hoạt động trên, 300 vận động viên thuộc 9 đoàn sẽ tham gia thi đấu các môn thể thao truyền thống, trò chơi dân gian tiêu biểu của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh: bắn nỏ, đẩy gậy, cà kheo, kéo co...

Kon Tum: Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số -0
Ban tổ chức trao cờ và hoa các đội tham gia Hội thi cồng chiêng, xoang lần 1, năm 2022

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Y Ngọc: Trong những năm qua, cùng với việc phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân thì công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm, trong đó không gian văn hóa cồng chiêng. Các cấp, các ngành tại địa phương đã nỗ lực triển khai hiệu quả Đề án bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Kon Tum.

Đến nay, trên 2.500 bộ cồng chiêng được các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị nhạc cụ trong không gian văn hóa truyền thống. Cùng với đó, các ngành, địa phương đã mở hàng trăm lớp truyền dạy cồng chiêng, chỉnh chiêng với sự tham gia đông đảo, nhiệt tình của cộng đồng các dân tộc thiểu số…

Thông qua Hội thi lần nay, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum mong muốn các đội thi sẽ thể hiện hết mình, mang đến Hội thi không khí sôi động, hấp dẫn và đạt kết quả cao.

Kon Tum: Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số -0Kon Tum: Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số -1Kon Tum: Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số -2Kon Tum: Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số -3Kon Tum: Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số -4Kon Tum: Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số -5
Một số hình ảnh trình diễn tại đêm khai mạc Hội thi với đông đảo người dân trên địa bàn tham dự, cổ vũ

Văn hóa

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.