Hà Nội:

Kinh doanh rầm rộ ở bãi đá sông Hồng, ngang nhiên thu tiền vào cổng với "giá chát" nhưng không có vé

Những ngày đầu năm mới Giáp Thìn, khu du lịch bãi đá sông Hồng nằm tại ngõ 264 Âu Cơ (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội) có lượng lớn du khách tới vui chơi. Tuy nhiên, để vào được khu vui chơi này, du khách phải bỏ ra số tiền 70.000 đồng/người lớn; 50.000 đồng/trẻ em cho đội bảo vệ phía ngoài cổng mà không hề có vé hay biên lai.

Khu du lịch bãi đá sông Hồng nhìn từ trên cao

Phản ánh tới Báo Đại biểu Nhân dân, một số du khách đã từng tới điểm vui chơi bãi đá sông Hồng cho biết, khu du lịch có tên gọi “Vườn hoa bãi đá sông Hồng” có diện tích khá rộng nằm trải dài ven bờ sông Hồng.

Tại đây, trồng nhiều loại hoa sặc sỡ theo mùa để du khách "check-in", các khu vui chơi, dịch vụ nhà hàng, ăn uống… Giá dịch vụ được thu bằng tiền mặt từ cổng vào là 70.000 đồng/người nhưng không có vé.

Khu du lịch bãi đá sông Hồng ngang nhiên thu phí tham quan với giá “cắt cổ” tại Hà Nội -0
Toàn cảnh khu du lịch bãi đá sông Hồng tại ngõ 264 Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Chia sẻ với phóng viên, anh Nguyễn Thành Nam ở Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết: “Thấy khu này quảng cáo trên mạng xã hội nên tôi đưa gia đình đi trải nghiệm. Tới đây thì thấy khung cảnh khá hoang sơ và thoáng mát nhưng chỉ có thắc mắc là mới vừa tới cổng đã có đội bảo vệ chặn xe thu 240.000 đồng (bao gồm 2 người lớn và 2 trẻ nhỏ) và không đưa vé gì cả, không rõ là của công ty nào?”.

Theo ghi nhận của phóng viên, vào ngày 18.2, tại khu vực cổng khu du lịch này luôn thường trực khoảng 5 tới 6 nhân viên bảo vệ chặn cổng thu tiền của khách vào tham quan, nhiệm vụ của các nhân viên này là đếm số người và tính tiền. Tính riêng trong ngày hôm nay đã có tới cả nghìn lượt khách tới trải nghiệm tại khu du lịch bãi đá sông Hồng.

Khu du lịch bãi đá sông Hồng ngang nhiên thu phí tham quan với giá “cắt cổ” tại Hà Nội -0
Nhân viên bảo vệ tại đây thu tiền mà không có vé hay biên lai.
Khu du lịch bãi đá sông Hồng ngang nhiên thu phí tham quan với giá “cắt cổ” tại Hà Nội -0
Bãi gửi xe máy tại đây luôn chật kín xe.
Khu du lịch bãi đá sông Hồng ngang nhiên thu phí tham quan với giá “cắt cổ” tại Hà Nội -0
Bãi đỗ ô tô khá rộng, nằm bên phía trong cùng bên trái tính từ cổng vào.
Khu du lịch bãi đá sông Hồng ngang nhiên thu phí tham quan với giá “cắt cổ” tại Hà Nội -0
Khu du lịch bãi đá sông Hồng ngang nhiên thu phí tham quan với giá “cắt cổ” tại Hà Nội -0
Chiều 18.2, rất đông du khách tới đây chụp ảnh, ăn uống tại khu vực ven sông Hồng.
Khu du lịch bãi đá sông Hồng ngang nhiên thu phí tham quan với giá “cắt cổ” tại Hà Nội -0
Các quầy bán đồ ăn, nước uống tại đây hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ du khách.
Khu du lịch bãi đá sông Hồng ngang nhiên thu phí tham quan với giá “cắt cổ” tại Hà Nội -0
Cây cầu làm bằng khung sắt nằm sát bờ sông cho du khách check-in.

Theo tìm hiểu, khu vực bãi đá sông Hồng có diện tích hơn 124.000m2, đã được UBND quận Tây Hồ cho 14 hộ gia đình, cá nhân tại phường Nhật Tân thuê đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và trồng hoa, theo hình thức trả tiền hàng năm.

Để tiến hành thu tiền vé người dân vào tham quan, Công ty Cổ phần Sixdoong Bãi Đá từng là đơn vị đứng ra thực hiện. Ngang nhiên kinh doanh dịch vụ, thu phí trên đất công của phường nhưng lại không hề phát vé.

Tính từ thời điểm năm 2018, khi các hộ dân ký hợp đồng thuê đất với quận Tây Hồ, đến nay, khu bãi đá sông Hồng đã đi vào hoạt động gần 5 năm.

Vào những ngày cuối tuần, ngày nghỉ lễ, Tết, lượng người kéo đến khu bãi đá đến vài nghìn người, chỉ tính sơ sơ cũng có thể thấy mỗi ngày đông khách, riêng tiền thu vào cổng, nhóm người bảo vệ ở cổng đã "đút túi" từ 200 triệu đồng đến 350 triệu đồng, nếu tính cả chi phí tiêu vào các dịch vụ bên trong, doanh thu tháng ở khu kinh doanh này có thể lên tới con số hàng chục tỷ đồng. 

Việc thu tiền vào cổng nhưng không có vé nêu trên thực chất đã diễn ra trong một thời gian dài. Tình trạng này dẫn tới việc nhà nước thất thu về thuế và nhiều dấu hiệu về việc trốn thuế của Công ty đứng ra thu tiền vào cổng. Đây là hành vi kinh doanh cần cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Theo tìm hiểu Báo Đại biểu Nhân dân, Công ty Cổ phần Sixdoong Bãi Đá có địa chỉ tại số 264 đường Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội do ông Đỗ Quang Soái làm đại diện theo pháp luật. Vốn điều lệ đăng ký hiện tại là 5 tỷ đồng. Danh sách cổ đông sáng lập gồm: Trịnh thị Ánh Hiền, Nguyễn Thị Thu HằngTrần Hải Nam. Quá trình thanh toán hoá đơn tại các khu dịch vụ ăn uống, khi chuyển khoản, tài khoản nhận tiền hiện tên Trần Hải Nam

*Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát, làm việc với các cơ quan chức năng liên quan tới vụ việc này để thông tin đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…