Kiên Giang: Nhóm chế tạo, mua bán vũ khí quân dụng lĩnh 82 năm tù

Sau một tuần nghị án, chiều 18.8, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt 17 bị cáo liên quan trong vụ án mua bán, vận chuyển, tàng trữ, chế tạo trái phép vũ khí quân dụng 82 năm tù giam.  

Nhóm chế tạo, mua bán vũ khí quân dụng ở Kiên Giang bị phạt 82 năm tù
Bị cáo Vũ Thị Diệp bị tuyên phạt 9 năm tù giam

Cụ thể, bị cáo Vũ Thị Diệp (33 tuổi, ngụ TP. Hồ Chí Minh) chịu mức án 9 năm tù. Cộng với hình phạt 3 năm tù giam mà bị cáo phạm tội tàng trữ hàng cấm do TAND TP. Hồ Chính Minh đã tuyên phạt vào tháng 7.2020 (bị cáo chưa thụ án do có con nhỏ). Tổng hình phạt bị cáo Diệp 12 năm tù giam.

Bị cáo Dương Minh Tuấn (31 tuổi, tỉnh Kiên Giang) bị phạt 9 năm tù. Trước đó, bị cáo Tuấn bị TAND TP Rạch Giá tuyên phạt 1 năm 6 tháng tù về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy. Tổng hình phạt mà bị cáo Tuấn phải thụ án là 10 năm 6 tháng tù.  

Bị cáo Cao Văn Hoài, bị phạt 7 năm tù và bị cáo Võ Ngọc Trăm 6 năm 6 tháng tù. Bị cáo Hoài và Trăm là vợ chồng. Riêng bị cáo Đặng Quốc Huân bị phạt 7 năm 6 tháng tù và Đặng Quốc Ánh bị phạt 6 tháng tù về tội Mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.

Nhóm chế tạo, mua bán vũ khí quân dụng ở Kiên Giang bị phạt 82 năm tù
Bị cáo Dương Minh Tuấn bị tuyên phạt 9 năm tù về tội Mua bán, tàng trữ và chế tạo vũ khí quân dụng

Các bị cáo còn lại gồm Phan Văn Tính; Trần Ngọc Thuận; Lưu Tấn Đạt; Phạm Văn Giàu; Phương Hữu Nhân; Trần Văn Năng; Tăng Văn Tùng; Võ Văn Thương; Quách Hoàng Anh; Đặng Văn Tỉnh; Trần Tấn Luân có mức án từ 2 năm đến 4 năm tù giam về các tội mua bán, tàng trữ, vận chuyển và chế tạo trái phép vũ khí quân dụng.

Trước đó, ngày 10.8, TAND tỉnh Kiên Giang đã đưa vụ án ra xét xử công khai đối với 17 bị cáo về các tội danh Mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng.

Theo cáo trạng, ngày 22.8.2022, Dương Minh Tuấn bị Công an Kiên Giang bắt giữ vì có hành vi tàng trữ ma túy đá tại nhà nghỉ trên địa bàn TP. Rạch Giá. Qua khám xét chỗ ở của Tuấn, công an phát hiện thu giữ nhiều dụng cụ, thiết bị để chế tạo súng.

Nhóm chế tạo, mua bán vũ khí quân dụng ở Kiên Giang bị phạt 82 năm tù
Số vũ khi thu giữ tại nhà bị cáo Tuấn

Tuấn khai nhận, đã lên mạng xã hội học, nghiên cứu cách thức chế tạo súng bắn đạn thể thao, đạn cao su và đặt mua các loại súng cùng các linh kiện khác để chế tạo súng.

Từ ngày 5.8.2022, Tuấn thuê Trần Văn Năng cắt tiện 6 bộ ống đồng để chế tạo súng. Khi đã có đầy đủ các bộ phận, Tuấn sử dụng các phương tiện, công cụ lắp, ráp hoàn chỉnh 15 khẩu súng bắn được đạn thể thao, đạn cao su.

Sau đó, Tuấn đã liên hệ với Cao Văn Hoài và vợ Hoài là Võ Ngọc Trăm mua hàng trăm viên đạn về thử súng và thành công. Tiếp đó, Tuấn bán súng và đạn cho các 9 bị cáo khác với giá từ 1 triệu đến 5,5 triệu đồng.

Theo kết luận giám định, Tuấn đã mua bán, tàng trữ và chế tạo 9 khẩu súng quân dụng. Tuấn đã bán 8 khẩu, còn 1 khẩu Tuấn tặng cho người khác.

Nhóm chế tạo, mua bán vũ khí quân dụng ở Kiên Giang bị phạt 82 năm tù
Số vũ khí và đạn do lực lượng chức năng thu giữ tại nhà bị cáo Tuấn và Diệp

Khi công an bắt giữ vợ chồng Cao Văn Hoài đã phát hiện thu giữ 70 khẩu súng và hàng trăm viên đạn.

Vợ chồng Hoài khai nhận nguồn súng và đạn là của Vũ Thị Diệp cung cấp. Sau đó đem về rao bán trên mạng xã hội cho nhiều đối tượng với hành trăm khẩu súng trong đó có Dương Minh Tuấn.

Mở rộng vụ án, đến tháng 10.2022, Công an Kiên Giang đã bắt Vũ Thị Diệp và 3 đàn em giúp sức cho Diệp bán súng cho nhiều người ở nhiều tỉnh thành khác nhau.

Từ đầu năm 2022 đến cuối tháng 8.2022, thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh của các nhà xe, Vũ Thị Diệp và đàn em đã chuyển cho Hoài và Trăm khoảng 400 khẩu súng các loại, 1.300 viên đạn cao su, đạn thể thao, 1.300 bình khí CO2. Sau đó, Hoài, Trăm đã trực tiếp bán cho Tuấn và nhiều đối tượng khác.

Ngoài ra qua, khi công an khám xét tại căn nhà của Diệp ở TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, công an thu giữ thêm 229 khẩu súng các loại, 6 viên đạn cùng nhiều tang vật khác, trong đó có 1 khẩu là vũ khí quân dụng, 14 khẩu súng là công cụ hổ trợ.

Sau đó, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Kiên Giang khởi tố 17 bị can để điều tra tra về hành vi Chế tạo, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng. Trong đó, bắt tạm giam 15 bị can cho đến ngày đưa ra xét xử.

Pháp luật

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Pháp luật

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.