Kiên Giang: Khánh thành tượng đài Bác Hồ ở TP. Phú Quốc

Sáng 19.5, nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 -19.5.2024), UBND tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ với chủ đề “Miền Nam trong trái tim tôi” tại TP. Phú Quốc.

Kiên Giang: Khánh thành tượng đài Bác Hồ ở TP. Phú Quốc
Tượng đài Bác Hồ ở TP. Phú Quốc

Dự lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cùng lãnh đạo một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cùng tham dự.

Tượng đài Bác Hồ tại TP. Phú Quốc với chủ đề “Miền Nam trong trái tim tôi” và phù điêu với những địa danh tiêu biểu gắn với chủ quyền biển, đảo Việt Nam là công trình mang ý nghĩa, biểu tượng về văn hóa, khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam và thể hiện tấm lòng tôn kính của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Kiên Giang đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tượng đài Bác Hồ và quảng trường trung tâm nằm trong khu quy hoạch xây dựng trung tâm văn hóa, chính trị, thương mại, dịch vụ, cảng biển hành khách quốc tế, khu hành chính tập trung mới của TP. Phú Quốc. Nơi đây sẽ trở thành trung tâm sinh hoạt, vui chơi, giải trí của người dân trên đảo cũng như trở thành điểm tham quan, trải nghiệm mới cho du khách trong và ngoài nước khi đến Phú Quốc. 

Kiên Giang: Khánh thành tượng đài Bác Hồ ở TP. Phú Quốc
Tượng đài Bác Hồ ở TP. Phú Quốc được làm bằng đồng, cao 20,7m, nặng 93 tấn

Tượng đài Bác Hồ cao 20,7m, thân tượng cao 18m, đế tượng cao 0,3m và bệ tượng cao 2,4m, được tạo bằng hợp kim đồng nặng hơn 93 tấn. Tượng và đế tượng đúc bằng chất liệu hợp kim đồng, bên trong có khung thép không gỉ; bề mặt bệ tượng ốp đá granite màu đen, bên trong là lõi bê tông cốt thép. Mẫu trang phục tượng được chọn là kiểu áo khoác không cài khuy với tà áo bay nhẹ theo gió, cho thấy sự giản dị, gần gũi của Bác Hồ với người dân.

Phía sau lưng tượng đài Bác Hồ là bức phù điêu hai mặt, chạm nổi, dài 63m, nơi cao nhất 10,8m, nằm trên bệ cao 1,2m. Phù điêu gồm 484 tấm đá trắng ghép lại với nhau. Mặt trước giới thiệu hình ảnh các danh thắng, địa danh lịch sử tiêu biểu từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam. Mặt sau thể hiện hình ảnh các danh thắng, địa danh lịch sử tiêu biểu gắn liền với Kiên Giang và các địa danh khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam từ mũi Sa Vĩ (Quảng Ninh) đến quần đảo Thổ Chu (Kiên Giang).

Tại quảng trường Hồ Chí Minh còn có đền thờ và nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà đón tiếp, sân quảng trường cùng nhiều hạng mục khác tạo thành một công trình mang ý nghĩa chính trị, văn hóa to lớn mang tầm quốc gia. 

Kiên Giang: Khánh thành tượng đài Bác Hồ ở TP. Phú Quốc
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ

Phát biểu tại lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, đây là công trình văn hóa mang ý nghĩa chính trị đặc biệt, thể hiện tình cảm của người dân miền Nam nói chung, của người dân Kiên Giang và Phú Quốc nói riêng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời là công trình góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.

“Tôi tin tưởng và mong rằng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Kiên Giang và TP. Phú Quốc sẽ luôn tự hào, trân quí, quan tâm giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của công trình thật tốt, xứng đáng với kỳ vọng của Nhân dân, của Đảng và Nhà nước. Cùng với đó, cần quán triệt, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Phú Quốc, gắn với sự phát triển của tỉnh Kiên Giang, vùng đồng bằng sông Cửu Long, của miền Nam và cả nước. Chúng ta cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn nữa Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18.5.2021 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Coi đây là nhu cầu văn hóa tinh thần bền bỉ, là nét đẹp của giá trị và lối sống văn hóa của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta", Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu.

Kiên Giang: Khánh thành tượng đài Bác Hồ ở TP. Phú Quốc
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang Đỗ Thanh Bình phát biểu

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang Đỗ Thanh Bình chia sẻ: “Theo nguyện vọng, tình cảm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Kiên Giang, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương xây dựng tượng đài Bác Hồ tại TP. Phú Quốc. Sau 2 năm xây dựng, công trình đã hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và những nội dung liên quan.

Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, tại TP. Phú Quốc - nơi có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị của vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, chúng ta vui mừng tổ chức Lễ Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là sự kiện chính trị, văn hóa, lịch sử đặc biệt và nhân văn sâu sắc, thể hiện lòng tôn kính, tri ân sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Kiên Giang nói riêng, miền Nam nói chung đối với Bác Hồ kính yêu; là dịp để mỗi thế hệ chúng ta khắc sâu lời dạy của Bác, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh”.

Hình ảnh tại lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ tại TP. Phú Quốc:

Kiên Giang: Khánh thành tượng đài Bác Hồ ở TP. Phú Quốc
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khánh thành tượng đài Bác Hồ ở TP. Phú Quốc
Kiên Giang: Khánh thành tượng đài Bác Hồ ở TP. Phú Quốc
Toàn cảnh quảng trường và tượng đài Bác Hồ
Kiên Giang: Khánh thành tượng đài Bác Hồ ở TP. Phú Quốc
Quảng trường Hồ Chí Minh
Kiên Giang: Khánh thành tượng đài Bác Hồ ở TP. Phú Quốc
Tượng đài Bác Hồ được tạo bằng hợp kim đồng nặng hơn 93 tấn
Kiên Giang: Khánh thành tượng đài Bác Hồ ở TP. Phú Quốc
Đền thờ và nhà trưng bày về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kiên Giang: Khánh thành tượng đài Bác Hồ ở TP. Phú Quốc
Kiên Giang: Khánh thành tượng đài Bác Hồ ở TP. Phú Quốc
Các đại biểu tham quan nhà trưng bày Hồ Chí Minh

Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…