Kiểm toán Nhà nước: 30 năm đồng hành với Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

Có thể nói, trong 30 năm xây dựng và phát triển, dù ở địa vị pháp lý như thế nào, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cũng luôn gần gũi, sát với hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp.

Ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của Quốc hội, HĐND

Khi thành lập, KTNN chỉ là cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ (theo Nghị định số 70/CP ngày 11.7.1994). Như vậy về nguyên tắc, KTNN gần như không liên quan đến Quốc hội, đến cơ quan dân cử. Thế nhưng, ngay từ những năm đầu thành lập, KTNN đã được Ủy ban Kinh tế và Ngân sách khi đó (sau này là Ủy ban Tài chính, Ngân sách) và HĐND một số địa phương biết đến và có quan hệ chặt chẽ. Ủy ban Kinh tế và Ngân sách thường mời KTNN tham gia các cuộc thẩm tra của Ủy ban đối với các báo cáo do Chính phủ trình. Điều này cho thấy các cơ quan của Quốc hội đã hiểu được vai trò của KTNN ngay từ lúc mới thành lập cho dù cơ quan kiểm toán chưa liên quan nhiều đến hoạt động của Quốc hội.

Cũng từ năm 1996, KTNN bắt đầu thực hiện kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước để cung cấp thông tin cậy cho các Ủy ban của Quốc hội, đặc biệt là Ủy ban Kinh tế và Ngân sách, dẫu rằng thời điểm đó, kiểm toán còn rất sơ khai. Và liên tục từ đó đến nay, năm nào, KTNN cũng kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước để phục vụ cho việc phê chuẩn quyết toán ngân sách của Quốc hội.

Khi Luật Kiểm toán Nhà nước 2005 ra đời, KTNN được giao nhiệm vụ trình ý kiến của KTNN về dự toán ngân sách nhà nước để Quốc hội có thêm căn cứ xem xét, quyết định dự toán. Với việc luật định như vậy, sự đồng hành gắn bó giữa KTNN với Quốc hội càng chặt chẽ hơn và KTNN cũng trưởng thành, lớn mạnh hơn, đủ nhân lực hơn để đáp ứng yêu cầu.

Toàn cảnh Phiên giải trình của Ủy ban Tài chính - Ngân sách về “Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị Kiểm toán Nhà nước đến hết niên độ ngân sách nhà nước năm 2021” Ảnh: Hồ Long
Toàn cảnh Phiên giải trình của Ủy ban Tài chính - Ngân sách về “Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị Kiểm toán Nhà nước đến hết niên độ ngân sách nhà nước năm 2021”. Ảnh: Hồ Long

Còn với HĐND các địa phương, KTNN cũng luôn gần gũi, kiểm toán quyết toán ngân sách để phục vụ HĐND quyết định dự toán và xem xét, phê chuẩn quyết toán. Sau này, HĐND nhiều địa phương đề nghị KTNN thực hiện kiểm toán để phục vụ việc phê chuẩn quyết toán cũng như phục vụ việc giám sát ngân sách của địa phương.

Một đóng góp rất quan trọng của KTNN là thường xuyên cử cán bộ phổ biến, tập huấn cho đại biểu HĐND; thậm chí Đoàn ĐBQH cũng tham gia các cuộc tập huấn về kinh nghiệm sử dụng kết quả kiểm toán, về các luật và kỹ năng giám sát tài chính ngân sách để góp phần nâng cao năng lực cho các cơ quan dân cử.

Quốc hội luôn tạo điều kiện để KTNNphát huy vai trò

Ở chiều ngược lại, Quốc hội cũng quan tâm đến cơ quan kiểm toán, tức là luôn đồng hành, chia sẻ với KTNN. Năm 1996, khi cho ý kiến về Luật Ngân sách nhà nước, Quốc hội đã khẳng định tại Điều 73 “KTNN là cơ quan thuộc Chính phủ”. Mặc dù đây là Luật về ngân sách nhà nước nhưng lại quy định địa vị pháp lý của cơ quan kiểm toán và mặc dù quy định KTNN là cơ quan thuộc Chính phủ nhưng từ đó trở đi, hoạt động của KTNN lại gần gũi với Quốc hội. Ủy ban Kinh tế và Ngân sách thời bấy giờ luôn yêu cầu KTNN gửi các báo cáo kiểm toán, cung cấp thông tin và tham gia các cuộc họp thẩm tra các báo cáo, tờ trình của Chính phủ.

Thực tế cho thấy, trong 30 năm qua, khi Quốc hội xem xét các luật, các nghị quyết liên quan đến kinh tế, tài chính, ngân sách, như Luật Kế toán, Luật Hải quan, các luật thuế, Luật Thống kê, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đất đai, tài nguyên khoáng sản, Luật Quản lý nợ công... hay khi Quốc hội chuẩn bị ban hành nghị quyết liên quan đến chính sách phục hồi, phát triển kinh tế, KTNN luôn được mời tham gia ý kiến và ý kiến của KTNN cũng là một trong những căn cứ rất quan trọng. Đây là sự đồng hành của KTNN với Quốc hội, một sự đồng hành liên tục, chặt chẽ, gắn bó.

Mặt khác, khi Quốc hội thảo luận về những chính sách cụ thể đối với một số lĩnh vực, một số vấn đề đặc thù của địa phương, KTNN cũng được mời tham gia ý kiến. Ngoài ra, trong các hoạt động để phục vụ cho Quốc hội như các nghiên cứu khoa học, các hội thảo khoa học của các Ủy ban, các tọa đàm khoa học, KTNN luôn luôn được mời và có những diễn giả, nhà khoa học tham gia để có thêm căn cứ giúp Quốc hội làm sáng tỏ nhiều vấn đề về kinh tế, tài chính. 

Thời gian gần đây, KTNN đã cử cán bộ tham gia các đoàn giám sát của các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH cũng như tham gia các đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội liên quan đến tài kinh tế, tài chính, ngân sách để đưa ra ý kiến giám sát tốt nhất, đánh giá chuẩn xác về tình hình kinh tế, tài chính đối với vấn đề cần giám sát.

Trong 30 năm qua, KTNN cũng nhận được sự quan tâm của Quốc hội. Những luật liên quan đến hoạt động kiểm toán đều được Quốc hội xem xét, bổ sung để KTNN thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình và đồng hành với Quốc hội. Chẳng hạn, Luật Kế toán, Luật Quản lý nợ công, Luật Quản lý tài sản công, thậm chí gần đây nhất là Luật Bảo vệ môi trường đều quy định trách nhiệm của KTNN. Việc quy định trách nhiệm của KTNN tại các luật chuyên ngành tạo điều kiện để KTNN phát huy được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó phục vụ Quốc hội tốt hơn.

Theo TS. Lê Đình Thăng - Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành II, trong 30 năm qua, địa vị pháp lý của KTNN đã nhiều lần có sự thay đổi, từ cơ quan giúp Thủ tướng Chính phủ, sau này là cơ quan thuộc Chính phủ, rồi cơ quan chuyên môn do Quốc hội thành lập và đến năm 2013 là cơ quan hiến định. Dù địa vị pháp lý như thế nào thì KTNN cũng luôn luôn gắn bó, gần gũi và đồng hành với các hoạt động của Quốc hội và HĐND trên các giác độ, từ tham vấn ý kiến về chính sách, tham gia vào các luật đến kiểm toán và cung cấp ý kiến để phê chuẩn quyết toán, báo cáo về tình hình quản lý tài chính quốc gia, cũng như việc tham gia ý kiến về dự toán ngân sách và các chính sách quan trọng liên quan đến kinh tế, tài chính ngân sách mà Quốc hội quyết định.

Xã hội

Vụ cô giáo kêu cứu vì bị người lạ "đeo bám": Chủ tịch UBND TP. Hà Nội giao kiểm tra, Công an đang xác minh
Xã hội

Vụ cô giáo kêu cứu vì bị người lạ "đeo bám": Chủ tịch UBND TP. Hà Nội giao kiểm tra, Công an đang xác minh

Sáng ngày 20.9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã giao các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra các nội dung liên quan tới vụ việc cô giáo kêu cứu vì bị người lạ "đeo bám" sau khi phản ánh về sự bất thường trong thu tiền học thêm, dạy thêm tại trường TH,THCS,THPT Khương Hạ (quận Thanh Xuân).

Trạm kiểm định di động mobilab của Cục Kiểm định hải quan tại Khu công nghiệp Formosa Vũng Áng-Hà Tĩnh
Xã hội

Ngăn chặn hiệu quả hành vi gian lận thương mại

Theo Cục Kiểm định hải quan (Tổng cục Hải quan), việc phân tích, phân loại kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu một mặt bảo đảm tính công bằng và minh bạch trong xác định mã số, mức thuế và chính sách mặt hàng; mặt khác nhằm phát hiện và ngăn chặn hiệu quả các hành vi gian lận thương mại.

Chiến sĩ lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc lắng nghe lời động viên, khích lệ trước khi lên đường làm nhiệm vụ
Xã hội

Hành trang mang theo là niềm tự hào dân tộc

Với hành trang mang theo là niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm cao cả, cán bộ, chiến sĩ Đội Công binh số 3 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm kỳ công tác của mình, góp phần củng cố và tăng cường vị thế, uy tín của Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế; đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.