"Kí họa trong chiến hào" - nhật ký của một người lính trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong số các ấn phẩm xuất bản nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của NXB Kim Đồng có một cuốn đặc biệt: Kí họa trong chiến hào - Nhật ký chiến tranh của một người lính trẻ trong chiến dịch Điện Biên Phủ của họa sĩ kiêm phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm.

Cuốn sách lần đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam
Cuốn sách lần đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam

Ấn bản tiếng Việt sử dụng tư liệu thiết kế và hình ảnh của ấn bản tiếng Anh Drawing Under Fire: War diary of a young Vietnamese artist ấn hành năm 2005. Toàn bộ phần nhật ký của họa sĩ Phạm Thanh Tâm được đánh máy lại từ bản chép cuốn nhật ký năm 1954 của họa sĩ, do NXB Asia Ink cung cấp. Đây là lần đầu tiên cuốn sách được xuất bản tại Việt Nam.

Tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với vai trò phóng viên chiến trường kiêm họa sĩ, Phạm Thanh Tâm khi ấy mới ở độ tuổi đôi mươi. “... Những bức kí họa của Phạm Thanh Tâm là tư liệu hiếm hoi còn sót lại từ chiến trường. Những hình ảnh mong manh trên những trang sổ tay khiến ta cảm nhận được tài hoa phác họa cái đẹp của một họa sĩ trẻ trung trong một trận chiến mà nhà báo Bernard B. Fall gọi là "một góc địa ngục" (NXB Asia Ink).

Bà Vũ Thị Quỳnh Liên, Tổng Biên tập NXB Kim Đồng chia sẻ: Cuốn nhật ký là một tư liệu lịch sử quý giá với cách thể hiện độc đáo và đầy cảm xúc về chiến dịch Điện Biên Phủ. "Chúng tôi tin rằng, cuốn sách sẽ giúp bạn đọc trẻ tuổi hiểu hơn về quá khứ hào hùng của dân tộc, về lòng dũng cảm, sức chịu đựng gian khổ của những người lính bộ đội cụ Hồ, từ đó thêm trân trọng và biết ơn những hy sinh của cha ông vì nền độc lập của dân tộc". 

17 tác phẩm được NXB Kim Đồng giới thiệu dịp này đa dạng hình thức và thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí, nhật ký, truyện tranh... Mỗi ấn phẩm như một mảnh ghép đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Đó là những trang tiểu thuyết thẫm đấm không khí chiến đấu, là những trang thơ ngợi ca tinh thần người lính Điện Biên Phủ, là những truyện ngắn tái hiện những khoảnh khắc và những con người tham gia vào chiến dịch với một trái tim khát khao độc lập, tự do cho Tổ quốc, là những trang nhật ký đầy sống động về tiến trình của chiến dịch Điện Biên Phủ... 

NXB Kim Đồng mong muốn, bộ ấn phẩm kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.

Văn hóa

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.