Phiên chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm lĩnh vực kinh tế ngành:

Khu tái định cư còn phải hình thành được cộng đồng phát triển bền vững

Hiện nay, có sự chậm trễ trong sắp xếp, di dời, bố trí lại dân cư vùng có nguy cơ hoặc vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai. Do đó, đến lúc phải “định vị” lại chủ trương này để khu tái định cư không chỉ đạt hiệu quả mà còn hình thành một cộng đồng phát triển bền vững.

Khu tái định cư còn phải hình thành được cộng đồng phát triển bền vững -0
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khi trả lời chất vấn tại phiên chất vấn với nhóm lĩnh vực kinh tế ngành chiều nay, 6.11.

Dự kiến nâng chi trả khoán chăm sóc, bảo vệ rừng lên 400 - 600 nghìn đồng

ĐBQH Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) cho biết, năm 2021, nhiều địa phương đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình các xã khu vực 2, khu vực 3, trong đó có tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, việc thanh toán tiền nhân công khoán bảo vệ rừng năm 2021 vẫn chưa được thực hiện với Bắc Kạn là trên 28 tỷ đồng.

Đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ rõ nguyên nhân của việc chậm chi trả? Đến bao giờ người dân ở địa phương có rừng như Bắc Kạn được chi trả tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng?

Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) chất vấn. Ảnh: Hồ Long
Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Kim Ngân (Bắc Kạn) chất vấn. Ảnh: Hồ Long

Trả lời chất vấn nêu trên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, để thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, Chính phủ đã ban hành các chính sách để hỗ trợ khoán rừng, trong đó có cân đối giữa định mức và nhu cầu thực tế của ngân sách thì đang áp dụng với định mức từ 300 - 400 nghìn đồng. Qua nhiều kỳ họp Quốc hội, các địa phương cũng đã phản ánh định mức này rất thấp. Do đó, hiện nay chấp hành ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đang tiến hành sửa đổi Luật Lâm nghiệp, dự thảo một Nghị định để nâng lên mức từ 400 - 600 nghìn đồng.

Về nhu cầu, theo định mức của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn thì phải khoảng từ 1,1 - 1,3 triệu đồng, nhưng phải cân đối từ nguồn lực chung. Hiện Bộ đang chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ các đề án phát huy giá trị đa dịch vụ hệ sinh thái rừng để tìm, tạo ra nhiều việc làm và sinh kế dưới tán rừng, chứ không chỉ thuê bảo vệ rừng vì còn có lực lượng cán bộ kiểm lâm và các chủ rừng nữa. Và "vấn đề cụ thể sẽ báo cáo Quốc hội sau", Bộ trưởng cho biết.

Khó khăn trong bố trí quỹ đất sản xuất khu tái định cư

Tại Nghị quyết 134 của Quốc hội có yêu cầu Chính phủ xây dựng, triển khai Đề án tổng thể về sắp xếp, di dời, bố trí lại dân cư vùng có nguy cơ hoặc vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai. Tại Quyết định 590 của Thủ tướng Chính phủ đề ra mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 bố trí ổn định cho 47.159 hộ vùng thiên tai, song giai đoạn 2021 - 2022 mới bố trí ổn định được cho hơn 5.000 hộ, so với mục tiêu đề ra của Thủ tướng đến năm 2025 thì cả nước cần bố trí ổn định cho 42.000 hộ vùng có nguy cơ thiên tai. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn.

Nêu thực tế trên, ĐBQH Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) đề nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết nguyên nhân của sự chậm trễ, trách nhiệm thuộc về ai? Và nếu không thực hiện được mục tiêu đề ra thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội như thế nào?

Khu tái định cư còn phải hình thành được cộng đồng phát triển bền vững -1
Đại biểu Quốc hội Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) chất vấn

Thẳng thắn thừa nhận có sự chậm trễ trong sắp xếp, di dời, bố trí lại dân cư vùng có nguy cơ hoặc vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu rõ, đây là nhiệm vụ cần sự phối hợp giữa Trung ương và các địa phương. “Đôi khi các địa phương khi đăng ký các dự án để bố trí tái định cư, thì khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt rồi lại có lý do không còn quỹ đất để bố trí và phải điều chuyển, di dời. Đây là một vấn đề rất là lớn”,  Bộ trưởng nói.

Cũng liên quan tới các dự án bố trí tái định cư, Bộ trưởng cho biết, còn kèm theo những điều kiện để người dân có đất sản xuất và tất cả những khu vực liên quan tới bố trí tái định cư rất khó khăn về bố trí quỹ đất sản xuất cho bà con. Ngay cả những dự án các địa phương đã bố trí dân cư, thì có những nơi không phát huy hiệu quả, bà con đến ở một thời gian nhưng vì lý do sinh kế, khu tái định cư không phù hợp với tập quán văn hóa nên bỏ ra ngoài… cũng gây chậm trễ.

Qua thực tế kiểm tra, giám sát, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, khu vực tái định cư đang còn rất nhiều vấn đề và đến lúc phải “định vị” lại chủ trương này. Vì lẽ đó, Bộ đang đánh giá lại để trình với Chính phủ và thảo luận với các địa phương để làm sao thực sự khu tái cư không chỉ đạt hiệu quả mà còn hình thành một cộng đồng phát triển bền vững. Đồng thời, sẽ có những giải pháp phi công trình thay thế, không nhất thiết là phải cấp đất sản xuất mà có thể tạo ra việc làm để chuyển đổi nghề nghiệp hoặc phát triển ngành du lịch cộng đồng trong điều kiện đất đai càng ngày càng hạn hẹp và khó khăn.

Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên

Chiều 31.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11.2024.
Chính trị

Chuyến công tác có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương

Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương. Khẳng định điều này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LÊ THỊ THU HẰNG kỳ vọng và tin tưởng, chuyến công tác sẽ thành công tốt đẹp, để lại những dấu ấn đáng nhớ trong lòng bạn bè hai nước Uzbekistan, Armenia và cộng đồng quốc tế, tiếp tục lan tỏa và nâng cao hình ảnh về một Việt Nam thủy chung, nghĩa tình đối với các nước bạn bè truyền thống, đầy trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tạo thêm những trợ lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển đề ra.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu - ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Nỗ lực, quyết tâm cao nhất hoàn thiện hồ sơ, tài liệu các nội dung Kỳ họp

Cho ý kiến về chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, Kỳ họp khai mạc sớm hơn thường lệ, do đó, Chính phủ và các cơ quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nỗ lực, quyết tâm cao nhất để hoàn thiện hồ sơ, tài liệu các nội dung Kỳ họp, nhất là các nội dung trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình một kỳ họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân sẽ tham dự IPU-150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Ảnh: TTXVN
Chính trị

Chia sẻ tầm nhìn Việt Nam về phát triển, khơi thông hợp tác với hai bạn bè truyền thống

Đặng Minh KhôiĐại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân sẽ tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2-8.4.

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo
Chính trị

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo

Ngày 31.3, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức "Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai một số văn bản mới của Ban Bí thư về công tác dân tộc, tôn giáo".

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, tặng quà nhân chứng lịch sử, gia đình chính sách tại Phú Yên
Chính trị

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, tặng quà nhân chứng lịch sử, gia đình chính sách tại Phú Yên

Ngày 31.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng lãnh đạo tỉnh Phú Yên thăm và tặng quà cho một số nhân chứng lịch sử; gia đình chính sách tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Phú Yên (1.4.1975 - 1.4.2025) và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng tỉnh Bình Định
Chính trị

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30.3, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng tỉnh (31.3.1975 - 31.3.2025). Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải... dự Lễ kỷ niệm.