Thiếu quy định chi tiết để triển khai dịch vụ carbon rừng

Thời gian qua, một số địa phương nhận được đề nghị của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đến tìm hiểu và đề xuất triển khai dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon rừng (dịch vụ carbon rừng). Tuy nhiên, Cục Lâm nghiệp cho biết, đây là lĩnh vực mới, hệ thống văn bản pháp luật còn chưa đầy đủ, chi tiết và cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.

Sắp bán 5,15 triệu tấn CO2 của Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

Để triển khai đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), Chính phủ đã giao các bộ quản lý ngành, lĩnh vực mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến năm 2030, trong đó, ngành nông nghiệp được giao giảm phát thải 129,8 triệu tấn CO2 tương đương (CO2tđ). Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất giảm tối thiểu là 39,31 triệu tấn CO2tđ đến năm 2025 và 79,1 triệu tấn CO2tđ đến năm 2030.

Cục Lâm nghiệp cho biết, giai đoạn 2014 - 2018, lượng giảm phát thải từ rừng đạt khoảng 56,7 triệu tấn (trong đó lượng giảm phát thải là 20,3 triệu tấn và lượng tăng hấp thụ là -36,4 triệu tấn). Kết quả giảm phát thải và tăng hấp thụ có được là nhờ nỗ lực khôi phục, bảo vệ, phát triển rừng của cả nước trong giai đoạn vừa qua. Vì vậy, lĩnh vực lâm nghiệp có tiềm năng và đang từng bước chủ động hoàn thiện các điều kiện, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chi tiết để tham gia thị trường carbon trong nước và quốc tế sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cam kết NDC.

Theo thông tin từ Cục Lâm nghiệp, Việt Nam hiện chỉ triển khai duy nhất một chương trình chuyển nhượng kết quả giảm phát thải/tín chỉ carbon rừng. Đó là Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) ký kết tháng 10.2020 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB). Theo đó, Việt Nam chuyển nhượng cho WB 10,3 triệu tấn CO2 (có thể tăng thêm tối đa 5 triệu tấn CO2), đơn giá là 5 USD/tấn CO2, tổng giá trị chi trả là 51,5 triệu USD, trong đó 95% lượng chuyển nhượng sẽ được tính vào NDC của Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp, cơ quan hành chính của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) đang chuẩn bị đàm phán, ký kết và triển khai Thỏa thuận mua bán giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ theo Ý định thư (LoI) đã ký tháng 10.2021. Dự kiến Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 của vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ giai đoạn 2021 - 2025. Toàn bộ lượng tín chỉ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent sẽ được tính vào cam kết NDC của Việt Nam.

Sẽ phân bổ hạn ngạch giảm phát thải từ rừng cho địa phương

Thời gian qua, một số tỉnh như Quảng Nam, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hóa đã đề xuất xây dựng và triển khai Đề án thí điểm đầu tư, kinh doanh tín chỉ carbon rừng. Tuy nhiên, đến nay các tỉnh này chưa thực hiện do thiếu quy định pháp luật và các hướng dẫn chi tiết.

Cục Lâm nghiệp cho biết, chính sách và quy định pháp lý đã hình thành trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Lâm nghiệp năm 2017 (Điều 61 quy định, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng Ozone. Tuy nhiên, hiện vẫn thiếu quy định, hướng dẫn chi tiết để có thể triển khai dịch vụ carbon rừng, bao gồm: quyền sở hữu carbon rừng, quy định về trao đổi, chuyển nhượng carbon rừng, cơ chế quản lý, sử dụng nguồn thu từ dịch vụ carbon rừng.

Bên cạnh đó, hạn ngạch giảm phát thải đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu NDC và tiềm năng tín chỉ carbon rừng có thể thương mại của từng địa phương chưa được xác định, phân bổ. Thông tin, nhận thức của nhiều bên liên quan đến dịch vụ carbon rừng còn nhiều hạn chế như: thế nào là tín chỉ carbon rừng, phương thức tạo tín chỉ, phương pháp tính toán tín chỉ cũng như hướng dẫn về thẩm định, xác minh, cấp tín chỉ... Ngoài ra, tiêu chuẩn carbon rừng và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định, cấp tín chỉ để áp dụng cho thị trường carbon trong nước chưa được xây dựng.

Cục Lâm nghiệp cho biết, thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 2.5.2024 của Thủ tướng về tăng cường quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện NDC, đồng thời hoàn thiện thể chế, chính sách để triển khai dịch vụ carbon rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiến hành đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng cấp quốc gia, vùng, địa phương đến năm 2030 và có tính đến năm 2050. Đồng thời, phân bổ hạn ngạch giảm phát thải từ rừng cho các vùng sinh thái, các địa phương hằng năm giai đoạn 2021 đến năm 2030 để thực hiện mục tiêu NDC.

Bộ cũng sẽ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng và quy định chi tiết về hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng giảm phát thải/tăng hấp thụ carbon rừng; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống đăng ký, quản lý tín chỉ carbon rừng; tăng cường năng lực cho các bên liên quan về phương thức tạo và trao đổi, thương mại tín chỉ carbon rừng…

Trong văn bản mới đây gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, Cục Lâm nghiệp khẳng định, dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon rừng là vấn đề mới, hiện mới được thí điểm tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ như nêu trên, chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể để triển khai, đang tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện.

“Việc thương mại, trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon rừng với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế phải tuân thủ quy định pháp luật và chỉ được thực hiện đối với lượng giảm phát thải dôi dư sau khi đã hoàn thành trách nhiệm đóng góp NDC theo hạn ngạch được phân bổ”, Cục Lâm nghiệp nhấn mạnh.

Để chuẩn bị và sẵn sàng triển khai dịch vụ carbon rừng, Cục khuyến cáo các địa phương chủ động huy động và lồng ghép các nguồn lực hợp pháp để triển khai các biện pháp giảm phát thải/tăng hấp thụ trên diện tích rừng quản lý để triển khai Kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực lâm nghiệp.

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc một tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương.

Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định, một trong các loại dịch vụ môi trường rừng đó là: hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh.

Khoa học - Công nghệ

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bão lũ trên VCB Digibank
Doanh nghiệp

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bão lũ trên VCB Digibank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank, giúp người dân khắp mọi miền Tổ quốc có thể nhanh chóng lựa chọn tổ chức/đơn vị/quỹ tại các cấp Trung ương và địa phương để chuyển tiền ủng hộ đồng bào.

Các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút khai mạc Diễn đàn
Khoa học - Công nghệ

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Ngày 13.9, tại Thành phố Huế, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo (Techfest) vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung năm 2024 với chủ đề 'Liên kết vùng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển bền vững'.

Viettel tặng điện thoại 4G miễn phí cho khách hàng
Công nghệ

Viettel tặng điện thoại 4G miễn phí cho khách hàng

Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết, từ ngày 1.9.2024 sẽ hỗ trợ chuyển đổi lên 4G miễn phí cho khách hàng sử dụng máy 2G. Theo đó, Viettel Telecom sẽ dành tặng máy điện thoại phím bấm 4G (Feature Phone) cho khách hàng không có điều kiện nâng cấp máy điện thoại 2G lên 4G.

Dừng cung cấp mạng di động GSM (2G) từ 16.9
Công nghệ

Dừng cung cấp mạng di động GSM (2G) từ 16.9

Đây là một trong những nội dung được quy định trong Thông tư 04/2024/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy hoạch băng tần 880-915 MHz và 925-960 MHz cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng IMT của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt làm việc với tỉnh Quảng Ngãi
Khoa học - Công nghệ

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt làm việc với tỉnh Quảng Ngãi

Chiều 30.8, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ngãi về tình hình hoạt động khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; định hướng hoạt động khoa học và công nghệ (KH - CN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong thời gian tới.

Tối ưu hóa hiệu quả trong lĩnh vực y tế nhờ AI
Khoa học

Tối ưu hóa hiệu quả trong lĩnh vực y tế nhờ AI

Trí tuệ nhân tạo có thể tối ưu hóa việc chẩn đoán bệnh, quản lý hồ sơ y tế, hỗ trợ điều trị, phân tích dữ liệu gene, đề xuất phương pháp điều trị ung thư cho bệnh nhân... Đó là chia sẻ về ứng dụng AI trong y tế - một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp... tại workshop "Ứng dụng AI trong lĩnh vực y tế" trong khuôn khổ AI4VN.

Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển, ứng dụng AI tạo sinh
Khoa học

Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển, ứng dụng AI tạo sinh

Thảo luận tại phiên AI Summit - AI4VN 2024, các chuyên gia cho rằng, để đón đầu làn sóng AI tạo sinh, Việt Nam cần chú trọng phát triển 3 trụ cột AI gồm con người, tài nguyên và công cụ. Trong đó, cần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, khuyến khích, đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển AI tạo sinh. Khai thác, xây dựng cơ sở dữ liệu để chia sẻ và chủ động kiểm soát nội dung, bảo đảm an toàn dữ liệu quốc gia.

Hợp tác, chia sẻ để phát triển hệ sinh thái AI bền vững
Khoa học

Hợp tác, chia sẻ để phát triển hệ sinh thái AI bền vững

Phát biểu tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2024 - AI4VN 2024, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chia sẻ, Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Ngày càng nhiều lĩnh vực kinh tế được hưởng lợi từ AI. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của AI cũng đặt ra nhiều thách thức.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa tương xứng với lợi thế
Công nghệ

Phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa tương xứng với lợi thế

Nhận định về công nghiệp hỗ trợ, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, ở vị trí trung tâm châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có nhiều lợi thế trong quá trình tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Mặc dù vậy, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa tương xứng với lợi thế.