Sớm hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon

Tại Tọa đàm “Thị trường tín chỉ carbon - đường đến Net Zero” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 23.8, các đại biểu đồng tình cho rằng, phát triển thị trường này là rất cần thiết để hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong đó, cần sớm hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon để tạo cơ sở hoàn thiện về mặt pháp luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên đề xuất.

Thị trường tín chỉ carbon – đường đến Net Zero
Các đại biểu tại tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Tiềm năng phát triển rất lớn

Theo lộ trình của Chính phủ tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone, từ năm 2025 sẽ thí điểm thị trường carbon trong nước tiến tới vận hành chính thức từ 2028. Chính phủ đang rất nỗ lực cho mục tiêu này.

Sớm hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon -0
GS.TS Hoàng Văn Sâm, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Lâm nghiệp chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh Duy Thông

GS.TS. Hoàng Văn Sâm, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Đại học Lâm nghiệp cho rằng, việc vận hành thị trường carbon được xem như cơ hội để thúc đẩy phát triển công nghệ ít carbon, góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế bền vững; giúp tăng thu thập cho người trồng rừng, bảo vệ rừng, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 như cam kết của Thủ tướng tại Hội nghị COP26.

Sớm hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon -0
Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn và Dịch vụ Đổi mới khí hậu KLINOVA Nguyễn Phương Nam chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Nhìn nhận về triển vọng phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn và Dịch vụ Đổi mới khí hậu KLINOVA Nguyễn Phương Nam cho biết, theo đánh giá của quốc tế cũng như vị trí địa lý, Việt Nam có hai tiềm năng lớn. Một là, Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới nên tiềm năng năng lượng tái tạo, sinh khối rất lớn, do đó tiềm năng hấp thụ carbon rất cao. Hai là, tiềm năng từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đang phát triển, sản xuất nhiều của cải hàng hóa, mà hạn ngạch phát thải khí nhà kính liên quan đến sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, việc xanh hóa quá trình sản xuất sẽ tạo ra sản phẩm tốt hơn thông thường vì giá trị bảo vệ môi trường, nhờ đó đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường khó tính.

Riêng trong lĩnh vực lâm nghiệp, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Hiếu Minh thông tin, nhờ những nỗ lực bảo vệ, phát triển, khôi phục rừng, đến nay, diện tích và chất lượng rừng đã tăng lên đáng kể, với tỷ lệ che phủ đạt 42,02%. Theo tính toán của Chương trình hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, tăng cường trữ lượng carbon và quản lý tài nguyên rừng bền vững của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018, tổng lượng giảm phát thải lĩnh vực lâm nghiệp tạo ra là gần 57 triệu tấn CO2.

Sớm hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon -0
Trưởng phòng Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Hiếu Minh chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

“Triển khai Thỏa thuận chi trả giảm phát thải với Ngân hàng Thế giới (WB) cho 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, chúng tôi đã hoàn thành và chuyển giao cho WB 10,3 triệu tín chỉ, thu về 51,5 triệu USD cho 6 tỉnh này”, ông Trần Hiếu Minh thông tin, đồng thời xác nhận nguồn thu từ giảm phát thải rất quan trọng, giúp tái đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng, tạo việc làm, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, góp phần thực hiện Net Zero.

Vẫn thiếu vắng khung chính sách

Đánh giá về cơ chế, chính sách cho phát triển thị trường carbon, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi cho biết, Việt Nam đã có nhận thức rất sớm. Theo đó, từ năm 2013, tại Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã nêu vấn đề này. Tiếp đến, Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11.2.2020 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng xác định “nghiên cứu, xây dựng chính sách thuế carbon thích hợp đối với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch”…  

Sớm hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Về mặt pháp luật, từ năm 2014, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường đã có quy định phát triển thị trường carbon. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 tiếp tục khẳng định, quy định cụ thể hơn về nội dung này. “Có thể nói, các chính sách đó đã bước đầu tạo ra khung khổ pháp lý để thúc đẩy phát triển thị trường carbon”, ông Thi bình luận.

Dù vậy, đại diện Cục Lâm nghiệp thừa nhận, khung chính sách vẫn còn thiếu vắng, như quy định liên quan quyền carbon hay chuyển nhượng, trao đổi thương mại, quản lý và sử dụng nguồn thu này.

Cần quy định rõ quyền sở hữu tín chỉ carbon

Kiểm kê khí nhà kính là bước khởi đầu để giúp các doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia “đặt chân” vào thị trường tín chỉ carbon. Tuy nhiên, Phó Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng (Ban IV) Bùi Thanh Minh cho biết, mặc dù Chính phủ đã có yêu cầu với danh mục cụ thể các doanh nghiệp phải kiểm kê khí nhà kính, song việc thực hiện vẫn gặp rất nhiều thách thức. Nguyên nhân do doanh nghiệp không có thông tin; có thông tin nhưng đang chờ đợi xem đã có ai làm chưa; thông tin sai.

Sớm hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon -0
Phó Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng (Ban IV) Bùi Thanh Minh chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Cũng theo ông Bùi Thanh Minh, muốn có thị trường thì phải có hàng hóa, hàng hóa muốn trao đổi được phải có quyền sở hữu. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là hiện nay, dù doanh nghiệp có hiểu biết, có nguồn lực và sẵn sàng đầu tư nhưng họ lại sợ bởi không rõ tín chỉ carbon thuộc quyền sở hữu của ai. Chẳng hạn, trong ngành lúa, thì tín chỉ carbon đó thuộc về Nhà nước hay doanh nghiệp, hay nông dân? Khi họ không chắc chắn về quyền sở hữu thì sẽ không thể thực hiện. Vì thế, cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng về quyền, trách nhiệm của từng bên, ông nhấn mạnh.

Đồng tình với đại diện Ban IV, ông Nguyễn Phương Nam xác nhận, doanh nghiệp không chỉ khó khăn về tiền bạc mà cả về thông tin khi các văn bản chưa rõ ràng. Theo ông, tín chỉ carbon hay quyền carbon cần nhìn ở góc độ pháp luật, vì đây là tài sản vô hình và cần được pháp luật bảo vệ. Việc hình thành tài sản này phải được quy định trong pháp luật. Đó là tài sản của doanh nghiệp hay của người lao động, hay của pháp nhân thương mại, hay của từng cá nhân, pháp luật cần phải làm rõ.

Sớm hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Chia sẻ với các doanh nghiệp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trần Hồng Nguyên cho rằng, thị trường carbon là vấn đề mới, khó. Cũng chính bởi thế, cơ chế, chính sách hiện vẫn chưa hoàn chỉnh. “Cần phải tạo hệ sinh thái, cơ sở pháp lý để doanh nghiệp hoạt động. Đó là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước", bà Nguyên nhấn mạnh, đồng thời mong muốn Chính phủ và các bộ, ngành sớm hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon; tiếp tục nghiên cứu, rà soát, xây dựng mới, sửa đổi văn bản cho phù hợp để bảo đảm mục tiêu đề ra.

Sớm hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon -0
Cố vấn chiến lược Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu, Hội Nước sạch và Bảo vệ môi trường Việt Nam Phạm Hồng Quân chia sẻ tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông

Mặc dù việc vận hành thị trường carbon tại Việt Nam được cho là muộn so với nhiều quốc gia, song theo ông Phạm Hồng Quân, Cố vấn chiến lược Trung tâm Bảo vệ môi trường và Ứng phó biến đổi khí hậu, Hội Nước sạch và Bảo vệ môi trường Việt Nam, chúng ta có cơ hội nhất định trong việc học tập kinh nghiệm của các quốc gia đi trước để đưa ra những giải pháp thực hiện chuẩn chỉnh hơn, chính xác hơn. 

Khoa học - Công nghệ

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Khoa học - Công nghệ

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên đang đe dọa sự phát triển bền vững của nhân loại. Do vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu bền vững trở thành một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Với chủ đề “Vật liệu cho Tương lai Bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture sẽ quy tụ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, nhằm mang tới những góc nhìn sâu sắc và trao đổi khoa học chất lượng cao về tương lai của vật liệu bền vững.

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội
Công nghệ

Tích hợp VNeID lên iHanoi: Bước đột phá trong triển khai Đề án 06 của TP. Hà Nội

Việc tích hợp VNeID lên ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi) là một trong những bước đột phá trong phát triển các ứng dụng nền tảng thuộc Đề án 06 Chính phủ của TP. Hà Nội. Ứng dụng iHanoi hiện cung cấp tiện ích trong 3 lĩnh vực: Lĩnh vực giao thông, giáo dục và truyền thông, tin tức.

Làm chủ công nghệ để gia tăng năng suất
Khoa học - Công nghệ

Làm chủ công nghệ để gia tăng năng suất

Theo ông  Nguyễn Tùng Lâm, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia, ứng dụng công nghệ hiện đại là giải pháp tối ưu nhằm nâng cao năng suất. Tuy nhiên, tại nhiều doanh nghiệp, năng lực quản trị của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp vẫn chưa theo kịp tốc độ đổi mới về công nghệ, điều đó cho thấy, “công nghệ vào rất nhanh nhưng năng lực để làm chủ công nghệ của chúng ta còn thấp”.

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024: 10 sản phẩm công nghệ lọt vào Chung kết
Công nghệ

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024: 10 sản phẩm công nghệ lọt vào Chung kết

Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data for life 2024) do Bộ Công an phát động nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng các tài năng trẻ trong việc phát huy sáng tạo, đưa ra những ý tưởng và sản phẩm công nghệ thông tin thiết thực phục vụ xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số.

Đại diện Quỹ GE Vernova Foundation và ASSIST Asia trao chứng nhận tượng trưng
Khoa học - Công nghệ

Dự án RENEW Skills: Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng tái tạo

Xây dựng một lực lượng lao động có tay nghề cao cho ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam; củng cố năng lực cho các cơ sở giáo dục và thúc đẩy cơ hội việc làm hấp dẫn... là mục tiêu được đưa ra tại Lễ khởi động Dự án đào tạo về điện gió - RENEW Skills được tổ chức tại Trường Đại học Điện lực sáng 14.11.

Thúc đẩy nội địa hóa các thiết bị công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí
Khoa học - Công nghệ

Thúc đẩy nội địa hóa các thiết bị công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí

Nghị quyết số 115/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ đã nêu rõ, cần tập trung nâng cao năng lực khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo ưu tiên phát triển nhằm tạo sự bứt phá về hạ tầng công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ....

10 tháng năm 2024, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%
Công nghệ

10 tháng năm 2024, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%

Hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ghi nhận số sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam trong tháng 10.2024 là 204, giảm 18,4% so với tháng trước và 79,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế từ đầu năm 2024 đến hết tháng 10, Việt Nam đã gặp 4.483 sự cố tấn công mạng, giảm hơn 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Hai đơn vị trao kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.
Khoa học - Công nghệ

Phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo

Sáng ngày 11.11, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận phối hợp giữa Cục Phát triển công nghệ đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an, về kế hoạch phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
Khoa học - Công nghệ

Khoa học công nghệ là động lực tăng trưởng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ

Khoa học công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là “động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả”, là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương. Đây là đánh giá của các đại biểu tại Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy và Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Minh Triết trao Giải thưởng KHCN Quả Cầu Vàng cho 10 tài năng trẻ xuất sắc trong lĩnh vực KHCN
Khoa học - Công nghệ

Trao giải thưởng Quả cầu vàng 2024

Tối 8.11, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024. Tham dự buổi lễ có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy; Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết.