Khó vẫn hoàn khó...

Cuối tháng 3.2022, Chính phủ thông qua chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho lao động với mức 0,5-1 triệu đồng/người/tháng, tối đa ba tháng. Hai nhóm thụ hưởng là người có hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội đang làm việc trong doanh nghiệp và người quay lại thị trường lao động.

Đến ngày 11.8, tại cuộc họp triển khai gói hỗ trợ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết có 60 tỉnh, thành phố đã thẩm định, phê duyệt hỗ trợ cho hơn 1,9 triệu lao động với kinh phí 1.230 tỷ đồng nhưng thực tế mới giải ngân hơn 728 tỷ đồng cho hơn một triệu lao động, dù trình tự, thủ tục giải ngân đã đơn giản hết mức, chỉ cần đơn đề nghị của người lao động.

Một ngày sau, ngày 12.8, tại Hội nghị trực tuyến về triển khai giải ngân gói hỗ trợ, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội một tỉnh miền núi đã cam kết từ chức nếu trong hôm nay không chi trả xong tiền trọ cho 13 công nhân. Đương nhiên, tinh thần dám nhận khuyết điểm này rất đáng được hoan nghênh và cam kết giải ngân trong ngày là rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, do số lượng công nhân thuộc diện được hưởng chỉ có 13 người nên việc giải quyết chắc chắn sẽ đơn giản. Với những tỉnh, thành phố có đông lao động, chắc chắn sẽ không ai dám đưa ra cam kết tương tự bởi thời hạn chỉ còn tính bằng ngày.

Lý do gói hỗ trợ này triển khai chậm là do một số địa phương phải tạm ứng kinh phí, tốc độ đẩy nhanh khi giữa tháng 7 mới có ngân sách về; do tạm ứng ngân sách quận, huyện nên phải thông qua họp HĐND; thiếu nhân lực kiểm duyệt trong khi số hồ sơ lớn. Nhiều nơi, cán bộ sợ sai nên duyệt chậm, hoặc yêu cầu thêm thủ tục xác nhận khiến hồ sơ bị dồn ứ. Nhiều doanh nghiệp chọn nộp một lần để đỡ mất công hoặc bị sai sót thông tin người lao động nên bị trả hồ sơ về để điều chỉnh; do trùng lắp thông tin, hồ sơ còn thiếu sót...

Những lý do này, theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung là khó chấp nhận, bởi Thủ tướng hầu như ngày nào cũng đôn đốc chuyện này, thậm chí yêu cầu điểm mặt chỉ tên từng đơn vị làm tốt, công khai nơi nào chậm triển khai. Tôi biết nhiều địa phương băn khoăn về rủi ro trong chi trả, nhưng không thể vì thế mà chậm trễ, thậm chí cố tình chậm... Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Nêu dẫn chứng cụ thể tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đoàn công tác của Bộ phát hiện thành phố "đẻ" nhiều thủ tục. Nếu "đẻ" thêm thủ tục xác nhận như giấy phép kinh doanh, tạm trú tạm vắng... thì làm sao triển khai nhanh được? Do đó Bộ trưởng đề nghị Bảo hiểm Xã hội vào cuộc và có thư gửi Chủ tịch UBND thành phố đốc thúc tiến độ giải ngân. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu cho thành phố có văn bản gửi doanh nghiệp rà soát, nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ thuê nhà cho người lao động trước ngày 15.8.

Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cả nước có trên 60% công nhân lao động đang phải thuê nhà ở gần các khu công nghiệp, khu chế xuất. Nhiều nơi tập trung đông công nhân lao động nhưng tốc độ phát triển nhà ở dành cho người lao động còn chậm, nhiều người lao động đang gặp rất nhiều khó khăn về chỗ ở, hoặc có chỗ ở nhưng chất lượng sinh hoạt còn thấp. Bởi vậy, không có lý do gì mà chính sách thiết thực, nhân văn này lại không được triển khai hiệu quả.

Xã hội

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?
Xã hội

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?

Sau hai lần tổ chức đấu thầu, gói thầu xây lắp hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã xác định được nhà thầu trúng. Nguyên nhân là liên danh đối thủ bị loại vì hồ sơ thiết bị và nhân sự chủ chốt không đáp ứng yêu cầu, khiến tính cạnh tranh gần như không còn.

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu
Xã hội

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

Có 90,06% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu. Đây là con số được nêu ra trong Báo cáo của Bộ Nội vụ về Kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 (SIPAS 2024) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2024).

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Mô hình chiếc xe tăng T-54 mang số hiệu 980 tại trung tâm Ngã Sáu, TP. Buôn Ma Thuột
Quốc phòng toàn dân

Dấu ấn lịch sử từ chiếc xe tăng số hiệu 980

Dưới sự chỉ huy của Đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng, xe tăng mang số hiệu 980 đã cùng bộ binh quyết liệt đánh chiếm Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy tại Buôn Ma Thuột, tháng 3.1975. Chiến công ấy góp phần mở đầu thắng lợi vang dội của Chiến dịch Tây Nguyên, tạo bước ngoặt chiến lược cho cuộc Tổng tiến công mùa Xuân lịch sử.

Đất nước là quê hương
Xã hội

Đất nước là quê hương

Trong thời đại hội nhập và biến động không ngừng, cần nhận thức sâu sắc quê hương không chỉ là nơi chúng ta sinh ra mà còn là Tổ quốc thiêng liêng - nơi gắn bó bằng tâm hồn và trí tuệ. Câu nói “Đất nước là quê hương” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về lòng yêu nước, nhấn mạnh tình yêu đối với đất nước không chỉ là cảm xúc cá nhân mà còn là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân đối với sự phát triển và tương lai của dân tộc. Lời kêu gọi yêu nước ấy khơi dậy niềm tự hào và truyền cảm hứng cho mỗi người hành động thiết thực vì Tổ quốc thân yêu.