Khi nào một người bị coi là mất quốc tịch Việt Nam?

Xin hỏi, khi nào một công dân Việt Nam bị coi là mất quốc tịch Việt Nam? (Thu Hoài – TP. HCM).

Khi nào thì một người bị coi là mất quốc tịch Việt Nam? -0
Ảnh minh hoạ/INT.

Về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Ngọc – Giám đốc Công ty Luật Đại Huệ trả lời như sau: Bên cạnh những căn cứ xác định một người có quốc tịch Việt Nam, Luật Quốc tịch cũng quy định cụ thể những căn cứ xác định công dân Việt Nam bị mất quốc tịch Việt Nam.

Các căn cứ mất quốc tịch Việt Nam bao gồm:

Được thôi quốc tịch Việt Nam:

* Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam:

Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.

* Những trường hợp chưa được thôi quốc tịch Việt Nam:

Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

- Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;

- Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;

- Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

* Những trường hợp không được thôi quốc tịch Việt Nam:

- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

- Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.

Bị tước quốc tịch Việt Nam

Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam bao gồm:

- Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật Quốc tịch Việt Nam dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2, Điều 18, Luật Quốc tịch Việt Nam

Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên nếu trẻ đó chưa đủ 15 tuổi mà rơi vào các trường hợp sau đây thì không còn quốc tịch Việt Nam:

- Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài;

- Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài.

Mất quốc tịch Việt Nam theo Điều 35, Luật Quốc tịch Việt Nam

Cụ thể:

- Khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ.

- Khi chỉ cha hoặc mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ.

Trường hợp cha hoặc mẹ được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ không thỏa thuận bằng văn bản về việc giữ quốc tịch nước ngoài của người con.

- Sự thay đổi quốc tịch của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định trên phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.

Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Căn cứ pháp lý: Điều 26, 27, 31, Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, khoản 2, Điều 1, Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014.

Giải đáp pháp luật

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?
Giải đáp pháp luật

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?

Xin hỏi, theo quy định của Luật Đất đai 2024, công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất thông qua hình thức nào? Nội dung giám sát của công dân trong quản lý, sử dụng đất đai gồm những gì?– Câu hỏi của bạn Phạm Lập (Bắc Giang).

Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?
Giải đáp pháp luật

Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?

Xin hỏi, từ ngày 1.7.2025, mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào? Bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện được chi trả theo hình thức nào? Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? – Câu hỏi của bạn Lan Phương (Vĩnh Phúc).