Thi hành Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang – những dấu ấn nổi bật

Khẳng định vai trò giám sát quyền lực từ nhiều cách làm sáng tạo

Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang Lâm Thị Hương Thành: 2016 - 2021 là nhiệm kỳ đầu tiên triển khai thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 nhưng đã cho thấy sự vào cuộc rất chủ động, tích cực thực hiện hiệu quả với những con số rất cụ thể không phải địa phương nào cũng đã làm được. Bước sang nhiệm kỳ 2021 - 2026, hoạt động giám sát của HÐND, Thường trực, các Ban của HÐND được thực hiện bài bản, linh hoạt, với nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả rất thiết thực, tiếp tục khẳng định vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Quán triệt kịp thời, đổi mới phương pháp

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành nhấn mạnh: Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 ra đời cùng với Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã tạo hành lang pháp lý rất cơ bản để hoạt động của HÐND nói chung, hoạt động giám sát nói riêng được triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất. Trong đó, Luật Hoạt động giám sát được ban hành đã bảo đảm sự thống nhất, khoa học trong xác định đối tượng, phạm vi, thẩm quyền, trình tự giám sát của từng chủ thể; bảo đảm quyền, trách nhiệm của chủ thể giám sát và đối tượng chịu sự giám sát… Đặc biệt, đã bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về hiệu quả hoạt động giám sát, đó là: "giám sát của Quốc hội, HĐND là hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước".

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang khảo sát tại Dự án Cụm cảng hàng hóa tổng hợp, chế biến than, khu liên hợp chế tạo thiết bị cơ khí, sản xuất gỗ MDF tại huyện Lục Ngạn - ẢNH MINH LINH
Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang khảo sát tại Dự án Cụm cảng hàng hóa tổng hợp, chế biến than, khu liên hợp chế tạo thiết bị cơ khí, sản xuất gỗ MDF tại huyện Lục Ngạn. Ảnh: Minh Linh

Sau khi Luật Hoạt động giám sát được ban hành và có hiệu lực, trên cơ sở các nội dung quy định, gắn với việc thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Thường trực HÐND các cấp trong tỉnh đã tổ chức quán triệt, tuyên truyền nghiêm túc, đầy đủ nội dung luật và các văn bản liên quan khác đến các cấp, các ngành, nhất là các đại biểu HÐND bằng nhiều hình thức. Ngày 27.4.2022, Thường trực HÐND tỉnh Bắc Giang đã có Quyết định số 06/QĐ-HĐND về ban hành quy trình giải quyết những vấn đề UBND tỉnh xin ý kiến và các quy trình giám sát chuyên đề của HÐND, Thường trực, các Ban của HĐND tỉnh.

Ngay sau khi Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH ngày 12.9.2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn hoạt động giám sát được ban hành, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm với chủ đề "Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát theo tinh thần Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội" để trao đổi, thảo luận các vấn đề mới, mang tính định hướng nhằm nâng cao vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của Thường trực HÐND các cấp; thường xuyên tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm với thường trực HĐND các huyện, thành phố để chia sẻ những nội dung chuyên môn, riêng biệt trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Đồng thời, chú trọng đổi mới phương pháp, cách làm như: tổ chức khảo sát thực tế, nghiên cứu kỹ hồ sơ báo cáo trước khi làm việc với đơn vị chịu sự giám sát; tăng cường giám sát bằng hình ảnh… - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành chia sẻ.

Đề xuất giám sát giúp công tác quản lý được tốt hơn

Với Bắc Giang, 2016 - 2021 là nhiệm kỳ đầu tiên triển khai thực hiện Luật nhưng đã cho thấy sự vào cuộc rất chủ động, tích cực; bám sát các quy định của Luật để thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát với những con số rất cụ thể không phải địa phương nào cũng làm được. Bước sang nhiệm kỳ 2021 - 2026, hoạt động giám sát được thực hiện bài bản, nhuần nhuyễn với nhiều cách làm mới sáng tạo đem lại hiệu quả rất thiết thực, tiếp tục khẳng định vai trò cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, góp phần quan trọng vào việc thực thi Hiến pháp và pháp luật, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Điển hình, hoạt động chất vấn tại kỳ họp HĐND các cấp ngày càng được đổi mới, chất lượng, hiệu quả và đi vào thực chất hơn. Trong suốt quá trình diễn ra hoạt động chất vấn đã phát huy được tính dân chủ, nhất là trong tranh luận, giải trình. Việc xem xét, thông qua và ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề của HĐND; báo cáo trước kỳ họp về kết quả giám sát bằng hình ảnh được quan tâm thực hiện giúp cho hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát được nâng lên.

HĐND các cấp đã tổ chức thực hiện 567 cuộc giám sát chuyên đề (HĐND tỉnh 11 cuộc; HĐND cấp huyện 40 cuộc; HĐND cấp xã 516 cuộc). Đối với cấp tỉnh, báo cáo kết quả giám sát được gửi đến đại biểu HĐND tỉnh và trình tại kỳ họp HĐND tỉnh để xem xét, thảo luận và thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát. Tại kỳ họp giữa năm 2023, bên cạnh gửi báo cáo kết quả giám sát cho đại biểu HĐND tỉnh, điểm mới là HĐND tỉnh Bắc Giang đã xem xét báo cáo kết quả giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2020 - 2022 thông qua phóng sự hình ảnh ghi nhận thực tế kết quả giám sát.

Hoạt động giải trình, chất vấn tại các phiên họp của Thường trực HĐND các cấp (nhất là cấp tỉnh) được chuẩn bị chu đáo, tập trung những vấn đề bức xúc, nổi cộm ở địa phương. Điều hành linh hoạt, mềm dẻo, kinh nghiệm của chủ trì phiên giải trình, chất vấn giúp nhận diện vấn đề sâu sắc, làm sáng tỏ nhiều nội dung, kiến nghị chỉ rõ trách nhiệm và đưa ra các giải pháp khắc phục hạn chế, tháo gỡ khó khăn. Từ đầu nhiệm kỳ 2016 - 2021 đến nay, Thường trực HĐND các cấp đã tổ chức 2.338 cuộc giám sát chuyên đề với nhiều đổi mới.Đoàn giám sát của Thường trực HĐND luôn chú trọng khảo sát thực tế tại cơ sở, thu thập đầy đủ các tài liệuđể đối chiếu với báo cáo của đơn vị được giám sát, so sánh với các quy định hiện hành của Nhà nước, nghị quyết của HĐND để rút ra được những kết luận đúng, đề xuất, kiến nghị hợp lý, khả thi.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành nhấn mạnh: các đơn vị chịu sự giám sát đã chấp hành nghiêm túc và có các giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại mà các đoàn giám sát đã chỉ ra. Về cơ bản, đã từng bước khắc phục tư tưởng không muốn để HÐND giám sát đối với lĩnh vực chuyên môn do ngành hoặc địa phương quản lý, thậm chí còn đề xuất với HÐND giám sát để giúp cho công tác quản lý được tốt hơn.

Hội đồng nhân dân

Quang cảnh kỳ họp chuyên đề lần thứ 19 HĐND tỉnh Tuyên Quang
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Chiều ngày 14.11, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà chủ tọa kỳ họp.

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024
Hội đồng nhân dân

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Khóa X đã tổ chức Kỳ họp đột xuất lần thứ Mười để xem xét, giải quyết kịp thời những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt, là nội dung điều chỉnh vốn đầu tư công để bảo đảm chỉ tiêu giải ngân đề ra trong năm.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng các giải pháp căn cơ tháo gỡ "điểm nghẽn"

Với điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, ngày thứ nhất Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo dõi phiên họp, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đặt câu hỏi "trúng" vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, "tư lệnh " ngành đã trả lời công tâm, sát câu hỏi đưa ra, đề ra các giải pháp thiết thực. Đồng thời, kỳ vọng vào các giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của nền kinh tế - xã hội.

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu
Diễn đàn

Lựa chọn các ngành, nghề thị trường có nhu cầu

Khảo sát Việc hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND tỉnh chú trọng đến các ngành, nghề thị trường lao động nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng; xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng nội dung “Hỗ trợ tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” đối với người lao động là người dân tộc Kinh sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân
Hội đồng nhân dân

Thí điểm đô thị văn minh, bảo đảm thụ hưởng của người dân

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, Trưởng đoàn giám sát HĐND tỉnh Đồng Nai - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị UBND tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, tập trung tháo gỡ những tiêu chí còn vướng; thí điểm chương trình đô thị văn minh hiện đại tại một số phường, bảo đảm sự thụ hưởng của người dân…

 HĐND tỉnh Ninh Bình giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động xả thải trên địa bàn.
Hội đồng nhân dân

Quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp

Phạm Hồng Thái - Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Ninh Bình

Giám sát là một trong 2 chức năng cơ bản của HĐND, là cơ sở để HĐND thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động này, việc sửa đổi Luật Hoạt động Giám sát của Quốc hội và HĐND cần phân định các cấp độ giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban của HĐND; đồng thời, quy định cụ thể quy trình, thẩm quyền, phạm vi và chủ thể giám sát ở từng cấp tỉnh, huyện, xã để tạo sự thống nhất, là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND các cấp.

Quang cảnh kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua quyết sách đột phá, khơi thông nguồn lực

Với phương châm “đổi mới, chủ động, linh hoạt, đồng hành và trách nhiệm” cùng UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị chung của địa phương; sau thời gian khẩn trương, tích cực chuẩn bị, HĐND tỉnh Long An Khóa X đã vừa tổ chức thành công Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề lần thứ 6 - năm 2024).

Toàn cảnh thành phố Yên Bái nhìn từ trên cao
Diễn đàn

Kỳ cuối: Cán bộ có tâm, người dân hạnh phúc

Xin được khép lại câu chuyện thể hiện quyết tâm đổi mới phương thức hoạt động của HĐND tỉnh Yên Bái với điểm nhấn là các nghị quyết, chính sách được ban hành “do dân, vì dân”. Đây hẳn cũng là mối quan tâm của HĐND nhiều địa phương, bởi, đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và các chính sách của HĐND tỉnh nói riêng vào cuộc sống là nhiệm vụ quan trọng, yếu tố then chốt để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tất cả hướng tới mục tiêu: Tỉnh phát triển, người dân ấm no hạnh phúc.