Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Khẩn trương hoàn tất việc chuẩn bị các nội dung Kỳ họp thứ Sáu

Sáng 17.10, tiếp tục Phiên họp thứ 27, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV.

Khẩn trương hoàn tất việc chuẩn bị các nội dung Kỳ họp thứ Sáu -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Báo cáo về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Sáu, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 22 ngày rưỡi; khai mạc vào ngày 23.10.2023 và dự kiến bế mạc vào sáng 29.11.2023. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội và chia thành 2 đợt: Đợt 1 kéo dài 15 ngày, từ 23.10 đến 10.11; đợt 2 kéo dài 7 ngày rưỡi, từ 20 đến sáng 29.11.

Khẩn trương hoàn tất việc chuẩn bị các nội dung Kỳ họp thứ Sáu -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Thực hiện kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tiếp thu ý kiến của Chính phủ và một số cơ quan, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị điều chỉnh dự kiến nội dung theo hướng: chưa trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu và dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao do hồ sơ dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thí điểm chính sách hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao chưa đủ điều kiện để trình Quốc hội tại kỳ họp này, trong khi hai Nghị quyết này cần xem xét, thông qua cùng một thời điểm.

Tổng Thư ký Quốc hội cũng đề nghị, bổ sung việc trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Khẩn trương hoàn tất việc chuẩn bị các nội dung Kỳ họp thứ Sáu -0
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chỉ đạo các cơ quan hữu quan khẩn trương hơn nữa để hoàn tất việc chuẩn bị các nội dung, kịp gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội trước khi khai mạc kỳ họp. Thời gian qua, Văn phòng Quốc hội đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, an ninh, an toàn, lễ tân, hậu cần, phòng, chống dịch bệnh… Đến nay, đã cơ bản hoàn tất để sẵn sàng phục vụ kỳ họp. Cụ thể, đã phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng Đề án tổ chức công tác thông tin, báo chí tuyên truyền về Kỳ họp thứ Sáu; xây dựng Đề cương tuyên truyền các nội dung trình Quốc hội; tổ chức Hội nghị giao ban báo chí, trong đó có nội dung triển khai công tác thông tin, truyền thông về Kỳ họp thứ Sáu; chuẩn bị tổ chức họp báo trong nước và quốc tế trước kỳ họp.

Cơ bản đồng tình với báo cáo công tác chuẩn bị kỳ họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự kiến chương trình kỳ họp nhìn chung phù hợp. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùngđề nghị đưa vào chương trình kỳ họp nội dung thảo luận tại tổ và thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) kết hợp với thảo luận 3 báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện 3 nghị quyết của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng. Bởi lẽ, Nghị quyết 97 về mô hình chính quyền đô thị của Hà Nội gắn chặt với Luật Thủ đô, nhiều nội dung đề nghị là luật hóa trong Luật Thủ đô. Do vậy, nếu kết hợp thảo luận các nội dung này sẽ tốt hơn và nếu cần thiết thì có thể trong Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ Sáu tới có một vài ý liên quan đến sơ kết 3 năm để tiếp tục thực hiện 3 Nghị quyết này.

Khẩn trương hoàn tất việc chuẩn bị các nội dung Kỳ họp thứ Sáu -0
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Liên quan đến chuyên đề giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự kiến sẽ đưa vào dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề để trình Quốc hội xem xét chủ trương cho phép thực hiện thí điểm khoán gọn chương trình theo địa bàn cấp huyện ở một số địa bàn để có cơ sở cho Chính phủ tổ chức thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về cơ chế đặc thù để tiếp tục triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm đẩy nhanh việc giải ngân cũng như nâng cao chất lượng. Chính phủ, Đoàn giám sát đều thống nhất rất cao với quan điểm, phải có cơ chế đặc thù, tuy nhiên, đến thời điểm này, chưa đủ hồ sơ bổ sung một số kiến nghị chính sách khác. Do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, chưa đưa vào dự thảo Nghị quyết giám sát về việc cho phép thí điểm các chính sách này mà nên theo hướng giao Chính phủ, theo đó trong 8 vấn đề Chính phủ đề xuất, thì vấn đề chuyển nguồn năm 2023 sang năm 2024 có thể ghi thẳng vào dự thảo Nghị quyết giám sát, còn 7 cơ chế khác luật, nếu chuẩn bị đủ hồ sơ thì sẽ cố gắng rút gọn, đưa vào dự thảo Nghị quyết giám sát trình Quốc hội xem xét, quyết định, không cần có một nghị quyết riêng thí điểm về nội dung này.

Thống nhất với ý kiến này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và trình Quốc hội xem xét quyết định vào Kỳ họp thứ Sáu tới.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các Trưởng đoàn chào xã giao Chủ tịch danh dự Hội nghị ICAPP 12

Sáng 22.11, tại thủ đô Phnom Penh, trước khi dự khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các thành viên Ban Chấp hành ICAPP, Lãnh đạo Hội nghị toàn thể ICAPP 12, Lãnh đạo các đảng chính trị/tổ chức đối tác đã chào xã giao Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch danh dự của Hội nghị toàn thể ICAPP lần thứ 12 và Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Samdech Hun Manet.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp - Ảnh Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ hội mới cho Hải Phòng phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn

Theo các đại biểu, việc thông qua Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng sẽ là bước đột phá lớn, tạo cơ hội mới để Hải Phòng sẽ phát triển mạnh mẽ và tự chủ hơn nữa. Đồng thời, phát huy được vị trí địa lý của thành phố, phù hợp với tính cách năng động của người dân Hải Phòng, thực hiện chủ trương "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary cắt băng khánh thành Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia

Chiều 21.11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã chủ trì lễ khánh thành và trao tặng công trình Tòa nhà hành chính Quốc hội Vương quốc Campuchia - món quà của Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam dành tặng Đảng, Nhà nước, nhân dân Campuchia.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Khuon Sudary
Thời sự Quốc hội

Nhà nước Campuchia trao tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều nay, 21.11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.