Khai thác văn hóa làm mới sản phẩm du lịch

Công nghiệp văn hóa có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Vấn đề là các nhóm ngành nghề cần phối hợp, cộng hưởng để tạo đột phá.

Nguồn lực phát triển du lịch bền vững

Trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định mục tiêu cụ thể phát triển các ngành công nghiệp du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong số 18.000 triệu USD doanh thu từ khách du lịch. Kỳ vọng đến năm 2030, ngành du lịch văn hóa chiếm 15 - 20% trong tổng số 40 tỷ USD doanh thu từ khách du lịch. Trên thực tế, du lịch chính là phương thức, là con đường mà nhiều quốc gia đang đầu tư, phát huy sức mạnh mềm của văn hóa. Đồng thời, tài nguyên văn hóa cũng chính là nguồn lực để phát triển du lịch.
Hà Nội khuyến khích các ý tưởng sáng tạo xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa - Ảnh: ivivu.com
Hà Nội khuyến khích các ý tưởng sáng tạo xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa. Ảnh: ivivu.com

Tại tọa đàm "Công nghiệp văn hóa, bứt phá cho du lịch" mới đây, GS.TS.KTS. Nguyễn Quốc Thông, Chủ tịch Hội đồng Kiến trúc, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cho biết, nhiều di sản văn hóa đã trở thành những sản phẩm văn hóa - du lịch hoàn chỉnh, vừa là động lực vừa là mục tiêu cho sự phát triển ngành kinh tế mũi nhọn du lịch. Đồng thời, từng bước làm thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương nơi có di sản, mang tới cho cộng đồng và địa phương những lợi ích thiết thực và bền vững.

Cả nước hiện có khoảng 40.000 di tích được kiểm kê, trong đó khoảng 10.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố; trên 3.460 di tích cấp quốc gia; 107 di tích quốc gia đặc biệt, 164 bảo vật quốc gia... Với tiềm năng dồi dào như vậy, theo TS. Nguyễn Thu Hạnh, Chủ tịch Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững (STDe), Việt Nam hoàn toàn có lợi thế để phát triển du lịch văn hóa. Văn hóa là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với du lịch. Truyền thống văn hóa lâu đời, bề dày lịch sử, bản sắc văn hóa các địa phương… là nền tảng vững chắc cho sự phát triển du lịch nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung của đất nước.

Để di sản kể chuyện

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Thu Hạnh nhìn nhận, mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển du lịch văn hóa song ngành công nghiệp này chưa phát triển do những trở ngại về nhận thức. “Nhiều người chưa hiểu đầy đủ về khái niệm công nghiệp văn hóa, về vai trò của công nghiệp văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội, do đó chưa thật sự đầu tư cho các sản phẩm công nghiệp văn hóa. Hơn nữa, tính liên kết các cá nhân sáng tạo, tập thể sáng tạo đang bị hạn chế, không có sự liên kết sẽ không có chuỗi giá trị". Vì vậy, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp, nhà sáng tạo khi xây dựng sản phẩm du lịch phải kết hợp với các lĩnh vực thể thao, âm nhạc, điện ảnh, hội họa… để làm mới sản phẩm.

Đồng quan điểm, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist Phùng Quang Thắng cho biết, nhiều doanh nghiệp tại Hà Nội vì thế đang nỗ lực cho sự phục hồi du lịch đất nước nói chung và Thủ đô nói riêng bằng cách làm mới sản phẩm du lịch văn hóa. “Muốn khách tìm đến sản phẩm thì phải tạo ra trải nghiệm bằng nhiều cách, như để khách xem được công đoạn sản xuất, tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ; hay tạo sự khác biệt, tính đa dạng, phong phú trong mỗi sản phẩm… Đơn cử, đối với khách trong nước, các tour du lịch phải được tích lũy, phát triển theo tư duy của người Việt, tự nhiên và không quá khác biệt. Đối với khách quốc tế ham khám phá, cần xây dựng tour phong phú. Đối với người trẻ tuổi, cần đánh giá cao tính giáo dục trong tour…”.

Kiến trúc sư trưởng Tập đoàn Hasco Land Kiến Lâm chia sẻ từng gặp nhiều khó khăn khi triển khai công trình kiến trúc tại các địa phương, đặc biệt là thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp và người sáng tạo đầu tư sản phẩm văn hóa. Anh đã khảo sát và lựa chọn thực hiện các công trình du lịch tại Hà Giang, cụ thể là thiết kế các công trình kiến trúc của người Mông để kể lại câu chuyện của họ, về bản sắc văn hóa, lối sống, tập quán, sở thích… “Câu chuyện công nghiệp sáng tạo giúp du lịch bứt phá là các nhóm ngành nghề làm việc cùng nhau, cộng hưởng tạo ra đột phá, tương tác… Để làm được điều đó, chúng ta phải xây dựng được hệ sinh thái sáng tạo, xây dựng cộng đồng làm các sản phẩm sáng tạo và cộng đồng thụ hưởng…”, KTS. Kiến Lâm nhấn mạnh.

Bà Phạm Diễm Hảo, Phó trưởng phòng Quản lý và phát triển tài nguyên, Sở Du lịch Hà Nội chia sẻ, phát triển công nghiệp văn hóa bằng việc khai thác các tài nguyên văn hóa đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương đang được ngành du lịch quan tâm thực hiện. Hà Nội sở hữu nguồn tài nguyên di tích, di sản gần như lớn nhất cả nước. Bên cạnh đó, hệ thống làng nghề, nghề cũng chiếm 60% của cả nước. Đây là thế mạnh rất lớn về tài nguyên văn hóa cho hoạt động du lịch.

Tuy nhiên, theo bà Hảo, xây dựng sản phẩm du lịch dựa trên các giá trị văn hóa để tạo thành sản phẩm mới, với sự phong phú từ điểm đến, điểm lưu trú, dịch vụ mua sắm… mặc dù được cộng đồng dân cư sáng tạo từ nhiều đời nay song vẫn cần được hoàn thiện. “Với Hà Nội, chúng tôi dựa vào văn hóa cộng đồng địa phương để khai thác, sản phẩm dung dị và tự nhiên theo kiểu “di sản kể chuyện” chứ không thiên về công nghệ hiện đại. Sở Du lịch Hà Nội và các doanh nghiệp luôn đồng hành, tháo gỡ khó khăn, khuyến khích ý tưởng sáng tạo để có được các sản phẩm du lịch văn hóa đa dạng và phong phú”, bà Hảo thông tin.

Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism
Văn hóa - Thể thao

Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism

Ngày 22.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UN Tourism và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất và Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng du lịch tốt nhất lần thứ hai của UN Tourism, từ ngày 9 - 11.12, tại Quảng Nam.

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc
Văn hóa - Thể thao

Đội tuyển Việt Nam có 3 trận đấu tập tại Hàn Quốc

Hôm nay, 21.11, đội tuyển Việt Nam hội quân chính thức bước vào đợt tập trung quan trọng để chuẩn bị cho Giải vô địch Đông Nam Á - ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Thầy trò HLV Kim Sang Sik sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn thiện lối chơi.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.