Khai mạc Phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 22.2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 30.

Khai mạc Phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 5 nội dung.

Thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi). Đây là 1 trong 9 dự án Luật được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Sáu và dự kiến xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cho ý kiến đối với một số vấn đề quan trọng nhất của dự án Luật; bên cạnh vấn đề kỹ thuật cần rà soát kỹ lưỡng nội dung để bảo đảm tinh thần của dự thảo Luật thực hiện đúng các quan điểm, nguyên tắc xây dựng Luật.

Một số hình ảnh Phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Ngoài việc kịp thời thể chế hóa các chủ trương của Đảng và các nghị quyết, kết luận liên quan đến lưu trữ, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần tiếp rục rà soát để kế thừa, phát triển và hoàn thiện những quy định hiện hành vẫn còn giá trị, phù hợp. Đồng thời, sửa đổi những nội dung còn bất cập đã được chỉ ra trong quá trình thực hiện, bổ sung những vấn đề mới.

"Đặc biệt là những quy định liên quan đến thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ trong lĩnh vực lưu trữ nhưng vẫn bảo đảm tính tập trung, thống nhất; vấn đề chia sẻ, kết nối dữ liệu; đẩy mạnh phát huy, gia tăng giá trị tài liệu lưu trữ; thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực lưu trữ. Cùng với đó là một nội dung mới và cũng rất quan trọng là huy động, sử dụng, phát huy hiệu quả mọi nguồn lực trong lưu trữ tư; đẩy mạnh xã hội hóa việc lưu trữ gắn với thúc đẩy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

Nhấn mạnh như vậy, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; một số vấn đề lớn, quan trọng trong hồ sơ, tài liệu dự án Luật; những vấn đề còn ý kiến khác nhau.

Một số hình ảnh Phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiMột số hình ảnh Phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Thứ hai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Luật Cảnh vệ được ban hành năm 2017 nhưng cần sửa đổi, bổ sung để thể chế hóa kịp thời Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16.3.2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; tiếp tục cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, đồng thời cũng bổ sung và khắc phục một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn.

Một số hình ảnh Phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Tờ trình của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về giao bổ sung số lượng kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân. Đây là công việc thường xuyên thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thứ tư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 1.2024, trong đó có kết hợp với công tác dân nguyện tháng 12.2023.

Một số hình ảnh Phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Các đại biểu dự Phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Thứ năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV để đánh giá ý nghĩa, tầm quan trọng của kỳ họp này, nhất là việc đã thông qua 2 luật rất quan trọng là Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

"Việc cho ý kiến, tổng kết Kỳ họp này nhằm tiếp tục phát huy những nội dung đã làm tốt cũng như rút kinh nghiệm một số vấn đề để hoạt động của Quốc hội ngày càng hướng tới phát huy dân chủ, tăng tính pháp quyền, nâng cao chất lượng trong công tác lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. 

Phiên họp thứ 30 diễn ra trong 1 ngày với nhiều nội dung, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung nghiên cứu, cho ý kiến để bảo đảm chất lượng và thời gian của Phiên họp.

Khai mạc Phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Toàn cảnh Phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Thời sự Quốc hội

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích
Chính trị

Đề nghị nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích

Làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chiều 14.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình đề nghị kiến nghị tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh; quan tâm bổ sung ngân sách, nâng mức hỗ trợ tu sửa cấp thiết di tích từ 50 triệu đồng/di tích như hiện nay lên 100 triệu đồng/di tích.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Sắp xếp đơn vị hành chính là để tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân

Nhấn mạnh sắp xếp đơn vị hành chính là việc hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, phải tuyên truyền mạnh mẽ trong Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính để người dân hiểu mục tiêu sắp xếp đơn vị hành chính là nhằm tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.

Quang cảnh khai mạc Diễn tập
Thời sự Quốc hội

Khai mạc diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024

Sáng 14.11, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Bộ Tư lệnh 86 - Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tại Văn phòng Quốc hội năm 2024.

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025

Chiều 13.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 với 432/432 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 90,19% tổng số đại biểu Quốc hội.

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ
Thời sự Quốc hội

Rõ cơ chế nếu nhà đầu tư không thực hiện đúng tiến độ

Nhấn mạnh cơ chế thí điểm theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất là nội dung rất mới, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần làm rõ cơ chế xử lý trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án không theo đúng tiến độ.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam: Lựa chọn kỹ công nghệ

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 13.11, các đại biểu cho rằng, công nghệ áp dụng cho Dự án sẽ quyết định việc đầu tư như thế nào, do đó, cần tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước, lựa chọn những công nghệ mới, công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện nước ta để thực hiện Dự án. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam: Cần đưa ra bức tranh tổng thể để có phương án phù hợp nhất

Tán thành cao chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) đề nghị, cần đánh giá kỹ phương án bố trí vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước sử dụng cho Dự án; quan tâm nâng cao năng lực, chuyển giao công nghệ không chỉ liên quan tới việc vận hành mà cả các dịch vụ phụ trợ khác, sự phát triển của các địa phương khi có đường sắt đi qua.

Thảo luận tại Tổ 5 về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Làm rõ hơn phương án huy động vốn thực hiện Dự án

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Vĩnh Phúc và Lào Cai thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án và tin tưởng Dự án sẽ là hành trang, điểm nhấn khi nước ta bước vào kỷ nguyên mới.

Thảo luận tại tổ 15 sáng 13.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao trục Bắc Nam: Cần giải pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro tài chính trong dài hạn

Cho ý kiến về Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam tại phiên thảo luận tổ sáng 13.11, các đại biểu Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận lưu ý vấn đề nguồn vốn và rủi ro phải trả nợ. Đánh giá đây là một áp lực lớn đối với Dự án, đại biểu Quốc hội đề nghị có giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ và kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất
Thời sự Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cần có khung đền bù trong thu hồi đất

Dự kiến, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam thì sẽ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng. Thảo luận tại tổ, đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có khung đền bù để tạo công bằng giữa người dân bị thu hồi đất ở các địa phương.