Khai giảng khóa học tiếng Hàn đầu tiên cho cán bộ bảo hiểm xã hội Việt Nam

Mới đây, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Đào Việt Ánh chủ trì Lễ khai giảng khóa học tiếng Hàn đầu tiên cho cán bộ BHXH Việt Nam do BHXH Việt Nam phối hợp với Phòng Giáo dục Hàn Quốc ở nước ngoài tại Việt Nam tổ chức.

Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc về BHXH ký tháng 12.2021 và có hiệu lực từ tháng 1.2024. BHXH Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ giao là cơ quan thực hiện Hiệp định tại Kế hoạch thực hiện Hiệp định của Chính phủ kèm Quyết định số 436/QĐ-TTg. Với vai trò là cơ quan đầu mối thực hiện Hiệp định song phương về BHXH giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc, BHXH Việt Nam đang thực hiện nhiều hoạt động đào tạo, hướng dẫn triển khai nội dung Hiệp định.

 Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh và Giám đốc Văn phòng đại diện Phòng Giáo dục Hàn Quốc ở nước ngoài tại Việt Nam Won Kwang Seog tại chương trình. Ảnh: BH
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh và Giám đốc Văn phòng đại diện Phòng Giáo dục Hàn Quốc ở nước ngoài tại Việt Nam Won Kwang Seog tại chương trình. Ảnh: BH

Cụ thể, từ năm 2021 đến nay, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Cơ quan Hưu trí quốc gia Hàn Quốc thảo luận, ký Thỏa thuận thực hiện và các mẫu biểu thực hiện Hiệp định cũng như phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc, Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam tuyên truyền về Hiệp định.

BHXH Việt Nam xác định, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ thực hiện Hiệp định có vai trò, vị trí rất quan trọng. Đơn vị tích cực vận động, phối hợp với các đối tác Hàn Quốc trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện Hiệp định. Tổ chức Hợp tác quốc tế Hàn Quốc KOICA đã phê duyệt chương trình đào tạo nâng cao năng lực thực hiện Hiệp định cho cán bộ BHXH Việt Nam giai đoạn 2024 - 2026.

"Lễ khai giảng sẽ đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp trong quan hệ hợp tác giữa BHXH Việt Nam và Văn phòng đại diện Phòng Giáo dục Hàn Quốc tại Việt Nam. Khóa học này sẽ là tiền đề để hai cơ quan tiếp tục phối hợp tổ chức các khóa học tiếng Hàn tiếp theo nhằm góp phần thực hiện hiệu quả Hiệp định giữa Việt Nam và Hàn Quốc về BHXH" - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh nhấn mạnh.

 Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh phát biểu Lễ khai giảng. Ảnh: BH
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh phát biểu Lễ khai giảng. Ảnh: BH

Được biết, Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc về BHXH là hiệp định song phương đầu tiên được triển khai thực hiện tại Việt Nam và cũng là Hiệp định đầu tiên về BHXH của Việt Nam với một quốc gia khác. Các quy định, nguyên tắc đã được Chính phủ hai nước ký kết trong Hiệp định liên quan tới chế độ hưu trí và tử tuất theo Luật BHXH của Việt Nam và Luật Hưu trí quốc gia của Hàn Quốc; cam kết đối xử bình đẳng giữa người lao động Việt Nam và người lao động Hàn Quốc khi làm việc trên lãnh thổ của nước kia như đối với công dân nước sở tại trong việc xác định các điều kiện đóng, hưởng, chi trả các quyền lợi BHXH.

Theo đó, Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho lao động hai nước khi di chuyển đến làm việc trên lãnh thổ của mỗi bên, bảo vệ quyền lợi về BHXH cho người lao động của hai nước.

Với quy định về tránh đóng song trùng BHXH, lao động đã được đóng BHXH tại đơn vị ở Việt Nam sẽ không cần phải đóng tại Hàn Quốc và ngược lại. Đồng thời, người lao động 2 nước sẽ được tính cộng gộp thời gian tham gia BHXH ở cả Việt Nam và Hàn Quốc để làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí.

Ngày 23.1.2024, BHXH Việt Nam và Cơ quan Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc (NPS) đã ký kết trực tuyến Thỏa thuận thực hiện Hiệp định BHXH giữa hai bên. Đây cũng là một trong những bước cuối cùng để có thể bắt đầu triển khai Hiệp định song phương về BHXH giữa Việt Nam - Hàn Quốc, nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng về BHXH của người lao động hai quốc gia, góp phần xây dựng chung nền an sinh xã hội công bằng và bền vững.

Thời gian qua, BHXH Việt Nam cũng đã cụ thể hóa các quy định, nguyên tắc đã được Chính phủ hai nước ký kết trong Hiệp định liên quan tới chế độ hưu trí và tử tuất như Ban hành Công văn số 862/BHXH-TST ngày 29.3.2024 gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Hiệp định về BHXH giữa Việt Nam và Hàn Quốc; tổ chức lớp dạy tiếng Hàn Quốc cho cán bộ BHXH Việt Nam thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam - Hàn Quốc về BHXH (dự kiến từ ngày 14.5 - 22.8.2024).

Giám đốc Văn phòng đại diện Phòng Giáo dục Hàn Quốc ở nước ngoài tại Việt Nam Won Kwang Seog chia sẻ, cơ quan này thuộc Bộ Giáo dục của Hàn Quốc tại Việt Nam. Bên cạnh nhiệm vụ chính là chi viện đào tạo các trường học tại Việt Nam, đây là lần đầu tiên Văn phòng tổ chức một lớp đào tạo tiếng Hàn Quốc cho một cơ quan chính phủ tại Việt Nam.

Hiện, Hàn Quốc đang có khoảng 9.000 doanh nghiệp và 200.000 công dân Hàn Quốc đang sống tại Việt Nam, có liên quan đến việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của BHXH Việt Nam. Cùng với hoạt động đào tạo tiếng Hàn Quốc, Chương trình cũng sẽ có các hoạt động giới thiệu văn hoá Hàn Quốc.

"Hy vọng thông qua chương trình sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn quan hệ của hai nước. Mong rằng các học viên sẽ có được nhiều thành quả hữu ích từ khoá học" - Giám đốc Văn phòng đại diện Phòng Giáo dục Hàn Quốc ở nước ngoài tại Việt Nam chia sẻ.

Khóa học tiếng Hàn đầu tiên cho cán bộ BHXH Việt Nam động nhằm hỗ trợ BHXH Việt Nam thực hiện nhiệm vụ thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam - Hàn Quốc về BHXH. Các học viên lớp học là thành viên Tổ công tác, Tổ Giúp việc thực hiện Hiệp định (thành lập theo Quyết định số 1070/QĐ-BHXH ngày 20.7.2023) và công chức, viên chức các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH TP. Hà Nội liên quan đến Hiệp định, nhằm hỗ trợ nâng cao khả năng sử dụng tiếng Hàn trong quá trình thực hiện Hiệp định.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.