Kết nối nguồn lực, xây dựng trường học an toàn, thân thiện

Chương trình kết nối nguồn lực xã hội xây dựng trường học an toàn, thân thiện giai đoạn 2021-2025” đã phát huy sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, sự chung tay của cộng đồng và xã hội để cùng nhau hiện thực hoá những điều ước của các thầy cô, các em học sinh tại các vùng miền khó khăn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Kế hoạch số 29/KH-BGDĐT ngày 11.1.2021 về việc kết nối nguồn lực, xây dựng trường học an toàn, thân thiện. 

Báo cáo tóm tắt kết quả 3 năm triển khai thực hiện chương trình, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thanh Đề cho biết: Sau 3 năm thực hiện, kế hoạch đã được triển khai sâu rộng ở 30 tỉnh, thành trên khắp cả nước, nhận được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, lôi cuốn được đông đảo các tổ chức, doanh nghiệp tham gia, trở thành một hoạt động nhân văn, ý nghĩa về giáo dục, góp phần hỗ trợ các cơ sở giáo dục có hoàn cảnh khó khăn xây dựng trường học an toàn, thân thiện.

Chương trình đã kêu gọi toàn xã hội chung tay hỗ trợ học sinh và giáo viên tại các địa bàn khó khăn, địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và trong giai đoạn đầu tập trung hỗ trợ 6 nhóm “điều ước” cũng chính là nhu cầu bức thiết gồm: hỗ trợ đầu tư xây dựng các điểm trường, nhà công vụ, phòng học cho các trường học địa bàn vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ xây mới hoặc cải tạo nhà vệ sinh; hỗ trợ lắp đặt hệ thống điện, nước sạch; hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh bán trú để cải thiện dinh dưỡng học đường; hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng học tập và sinh hoạt cho học sinh (sách vở, dụng cụ học tập, quần áo…); hỗ trợ thiết bị nâng cao thể chất cho học sinh (sân chơi, dụng cụ tập luyện thể dục thể thao…).

Kết nối nguồn lực, xây dựng trường học an toàn, thân thiện -0
Trong giai đoạn đầu, chương trình tập trung hỗ trợ 6 nhóm “điều ước”. Ảnh: http://thpthongngu2.edu.vn/

Chia sẻ về chương trình, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh đánh giá cao sự đồng hành nghiêm túc, trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp trong suốt 3 năm qua, qua đó giúp cho chương trình đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.

Theo Thứ trưởng, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngân sách Nhà nước còn hạn chế, cùng với ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước hiện nay vẫn còn khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất.

Mặt khác môi trường sống tại gia đình, cộng đồng và trường học còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho trẻ em, học sinh. Vì thế, chương trình kết nối nguồn lực xã hội xây dựng trường học an toàn, thân thiện giai đoạn 2021-2025” đã phát huy sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, sự chung tay của cộng đồng và xã hội để cùng nhau hiện thực hoá những điều ước của các thầy cô, các em học sinh tại các vùng miền khó khăn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho rằng, việc triển khai các chương trình vẫn còn những khó khăn, tồn tại như: Ảnh hưởng của dịch Covid-19; công tác tuyên truyền, vận động nguồn lực ở một số địa phương còn khó khăn, lúng túng; nhiều thỏa thuận hợp tác không được triển khai hiệu quả; số lượng các doanh nghiệp tham gia các chương trình hiện nay còn ít, trong khi nhu cầu cần hỗ trợ của các địa phương nhiều hơn so với thực tế...

Đánh giá đây là chương trình rất ý nghĩa, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đề nghị các Sở GD-ĐT nhận thức sâu sắc hơn nữa trách nhiệm, vai trò trong việc tham mưu cho lãnh đạo địa phương, chỉ đạo các đơn vị liên quan, để phối hợp, thực hiện chương trình; tránh đầu tư dàn trải, mà cần mang tính bền vững, đáp ứng đúng nhu cầu tại những địa điểm khó khăn.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần chung tay trong việc kết nối các nguồn lực; gia tăng tính phối hợp, hỗ trợ nhau để thực hiện chương trình thuận lợi; đẩy mạnh công tác truyền thông, gia tăng tính lan tỏa, tạo đà cho các địa phương cùng đồng hành, phát huy hơn nữa ý nghĩa của chương trình.

Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Giáo dục

Hà Nội: Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn
Giáo dục

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn

UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND huyện Châu Đức khẩn trương kiểm tra, xác minh làm rõ vụ giáo viên Trường mầm non Ánh Dương phản ánh bị cắt xén bữa ăn, bảo đảm nguyên tắc xử lý dứt điểm, không né tránh, không bao che, không đối phó.

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương
Giáo dục

Lẵng hoa đặc biệt “quét QR” trong lễ khai giảng năm học mới của Trường Đại học Ngoại thương

Ngay trên sân khấu của buổi lễ khai giảng, Trường Đại học Ngoại thương đã chuẩn bị một lẵng hoa đặc biệt với thông tin tài khoản của Ban cứu trợ Trung ương - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để lan tỏa tinh thần vì cộng đồng, chung tay giúp đỡ đồng bào chịu hậu quả nặng nề sau bão Yagi.

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội
Giáo dục

4 “chàng trai Vàng” Olympic quốc tế Sinh học, Hóa học năm 2024 chọn Trường Đại học Y Hà Nội

Các “chàng trai Vàng” Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024 gồm: Nguyễn Tiến Lộc, Nguyễn Sĩ Hiếu, Đặng Tuấn Anh; cùng Nguyễn Hữu Tiến Hưng - Huy chương Vàng, thí sinh có điểm cao nhất đoàn Việt Nam tại Olympic Hóa học Quốc tế (IChO) 2024 cùng chọn theo học ngành Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.