<i>Luật hóa</i> những vấn đề liên quan đến chất lượng dân số

Trong những năm qua mặc dù đã có những nỗ lực rất lớn nhưng chất lượng dân số nước ta vẫn chậm được cải thiện. Theo đó, để nâng cao chất lượng dân số, cùng với việc thực hiện các giải pháp tổng thể, đồng bộ thì cần phải luật hóa những vấn đề liên quan đến chất lượng dân số…

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Chất lượng dân số chậm cải thiện

Theo các nhà dân số học, chất lượng dân số bao gồm trình độ giáo dục, cơ cấu và trình độ nghề nghiệp - xã hội, tính năng động, mức sống, tình trạng sức khỏe. Quan niệm này gần với khái niệm “phát triển con người” - chỉ số HDI (Human Development Index) mà UNDP đề xuất để đo sự phát triển nguồn nhân lực, bao gồm: tuổi thọ bình quân, thu nhập bình quân đầu người và trình độ học vấn. Ở nước ta chất lượng dân số được hiểu cụ thể hơn, đó là về cơ cấu tuổi, giới tính, sức khỏe sinh sản, tình trạng sức khỏe trẻ em, tình trạng thể lực, trình độ học vấn nghề nghiệp của dân cư một vùng lãnh thổ nhất định hay của cả nước nói chung với một cơ cấu dân số hợp lý.

Xét theo tiêu chí nào thì chất lượng dân số nước ta hiện nay đang là vấn đề đáng quan tâm. Mặc dù trong những năm qua chúng ta đã có những nỗ lực nhưng chất lượng dân số nước ta vẫn chậm được cải thiện: HDI thấp, suy dinh dưỡng cao, hoạt động giáo dục - đào tạo yếu kém… Cụ thể: chỉ số HDI vẫn còn ở mức thấp và chưa bao giờ nước ta lọt vào top 100 - đứng thứ 128 trong số 187 nước so sánh (số liệu năm 2009). Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam là 73 tuổi, đứng thứ 58/177 nước, nhưng tuổi trung bình khỏe mạnh lại xếp thứ 116/177 nước trên thế giới (66 tuổi). Tỷ lệ người bị khuyết tật chiếm tới 7,8% dân số và điều đáng lo ngại là tỷ lệ trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền có xu hướng tiếp tục gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại... Các chỉ số về thể lực như chiều cao, cân nặng, sức bền, sức bật… của người Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. Tình trạng thừa cân, béo phì trong độ tuổi học đường có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt ở thành phố; tình trạng phá thai vẫn còn nhiều - Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới...

Bên cạnh đó, chất lượng giáo - đào tạo cũng chưa được cải thiện nhiều, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực thấp. Theo thống kê, tỷ lệ dân số từ 25 tuổi trở lên có trình độ học vấn bậc cao cũng chỉ có 5,4%; tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo chuyên môn kỹ thuật mới đạt 13,4%. Hơn nữa Việt Nam đang bước vào giai đoạn mà cứ một người ở độ tuổi phụ thuộc (dưới 15 hoặc từ 65 tuổi trở lên) thì có ít nhất hai người ở độ tuổi lao động. Điều này tạo nên nhu cầu và thách thức lớn về đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng năng suất lao động, giải quyết thất nghiệp, nhà ở, dịch vụ khác…

Các giải pháp nâng cao chất lượng dân số

Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020 được phê duyệt với 5 nội dung được ưu tiên, trong đó mục tiêu hàng đầu là tập trung nâng cao chất lượng dân số. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, trong những năm qua, ngành dân số đã triển khai thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số. Cụ thể ngành đã triển khai 4 đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số: Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh; Đề án Tư vấn sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân; Mô hình Can thiệp giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống và Đề án Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc ít người…

Theo báo cáo của Tổng cục Dân số - KHHGĐ, sau nhiều năm triển khai thực hiện, Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần giảm thiểu tỷ lệ trẻ em sinh ra bị dị tật, tăng tỷ lệ trẻ em được can thiệp điều trị sớm các bệnh, tật bẩm sinh. Các dịch vụ sàng lọc trước sinh đã triển khai các kỹ thuật siêu âm hình thái và các xét nghiệm máu mẹ; với dịch vụ sơ sinh đã thực hiện kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân cho các trẻ sơ sinh ở tuyến tỉnh và huyện, nơi có bà mẹ đến sinh đẻ cao.

Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân là một trong những đề án mà Tổng cục DS-KHHGĐ đã và đang tiến hành. Mục tiêu của đề án là nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho thanh niên, vị thành niên và đặc biệt là cho các đối tượng chuẩn bị kết hôn. Hoạt động này nhằm phát hiện những bệnh di truyền, bệnh lây nhiễm, vô sinh. Từ đó người khám sẽ được tư vấn các biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời các nguy cơ sinh con khuyết tật, giúp những người sắp kết hôn bước vào cuộc sống vợ chồng một cách tự tin, có đủ sức khỏe để có đời sống tình dục tốt, mang thai và sinh con an toàn.

Cùng với việc thực hiện hai đề án nêu trên, trong những năm qua, ngành dân số tiếp tục duy trì và mở rộng thực hiện Mô hình can thiệp làm giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại 16 tỉnh với 160 xã, tăng thêm 1 tỉnh so với năm 2011 (Bình Phước - với 34 xã); duy trì việc thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng dân số của dân tộc ít người tại 7 tỉnh đã triển khai là Lai Châu, Hà Giang, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định và Gia Lai (trong đó duy trì 111 xã và mở rộng 19 xã).

Tuy nhiên, theo TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS - KHHGĐ: mặc dù các chỉ tiêu trong Chương trình mục tiêu giao cho ngành dân số đều đạt kết quả khá tốt nhưng chất lượng dân số chưa có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt chất lượng nguồn nhân lực của nước ta vẫn còn thua kém rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. “Để nâng cao chất lượng dân số cần có giải pháp tổng thể, đồng bộ và cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành. Hiện, Bộ Y tế đang trình Chính phủ phê duyệt Đề án Tổng thể nâng cao chất lượng dân số Việt Nam. Đề án được phê duyệt là tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu hàng đầu là nâng cao chất lượng dân số - cải thiện giống nòi”, TS Dương Quốc Trọng nhấn mạnh.

Luật hóa những vấn đề liên quan đến chất lượng dân số

Nhiều ý kiến cho rằng, để nâng cao chất lượng dân số, điều quan trọng và cần thiết nhất hiện nay là cần luật hóa những vấn đề liên quan đến chất lượng dân số.

Cụ thể, thăm khám sức khỏe trước hôn nhân là việc làm vô cùng quan trọng, nhằm tránh những trường hợp vợ chồng khi kết hôn đã mắc phải những bệnh có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc về sau. Trên thế giới, vấn đề khám sức khỏe trước hôn nhân đã được nhiều nước đưa vào luật, bởi nó thuộc phạm trù trách nhiệm của mỗi công dân trước vấn đề bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình trong tương lai. Trong khi đó, ở nước ta, lâu nay vấn đề này chỉ giới hạn ở mức độ tự giác của bản thân mỗi người trước khi tiến tới hôn nhân. Vì vậy, luật hóa khám sức khỏe tiền hôn nhân sẽ là cơ hội để Việt Nam nâng cao chất lượng dân số trong tương lai.

Năm 2010, Bộ Y tế ban hành quy trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh, tật, các rối loạn chuyển hóa, di truyền ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh, giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam chưa quy định rõ, thống nhất các mặt bệnh kiểm tra, sàng lọc… Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu để luật hóa trong các quy trình, nội dung sàng lọc của mỗi chu kỳ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh, sơ sinh; điều kiện và trách nhiệm đối với cơ sở y tế thực hiện sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh...

 Một vấn đề khác cũng được nhiều chuyên gia quan tâm là theo quy định của pháp luật (Điều 20 Pháp lệnh Dân số): “Nâng cao chất lượng dân số là chính sách cơ bản trong sự nghiệp phát triển đất nước. Nhà nước thực hiện chính sách nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người của Việt Nam lên mức tiên tiến của thế giới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Thực tế, xét cho đến cùng, chất lượng dân số là mục tiêu phấn đấu của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Do đó, cần nghiên cứu để xác định chính xác vấn đề nâng cao chất lượng dân số là mục tiêu, mục đích của mỗi người, gia đình và của nhà nước hay chỉ là chính sách cơ bản của Nhà nước?

Xã hội

Triển khai xây dựng cầu Phong Châu mới
Xã hội

Triển khai xây dựng cầu Phong Châu mới

Chiều 21.12, tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ triển khai thi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Nội vụ
Xã hội

Dấu ấn toàn diện trong các mặt công tác

Năm 2024 là năm Bộ Nội vụ rất bận rộn với khối lượng công việc khổng lồ, dồn dập, nhiều việc khó, phức tạp như vấn đề vị trí việc làm, tiền lương, thi tuyển công chức, sắp xếp, tinh gọn bộ máy… nhưng với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, ngành nội vụ đã phát huy cao độ trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong tham mưu để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống. Đây là đánh giá của hầu hết đại biểu dự hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ Nội vụ tổ chức hôm qua.

Căn cốt để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững
Xã hội

Căn cốt để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững

PGS.TS. Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Gia đình là nền tảng giáo dục quan trọng, góp phần định hướng nhân cách và năng lực của thế hệ trẻ. Để đạt được mục tiêu giáo dục cho một tương lai bền vững, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-VT
Đời sống

Nổi bật thông điệp hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển

Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện quan trọng nhằm thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế đồng bộ, toàn diện, sâu rộng cho tất cả các lĩnh vực; tăng cường đối ngoại quốc phòng, phát triển hợp tác với tất cả các nước. Triển lãm là điểm đến kết nối các doanh nghiệp các đơn vị nghiên cứu sản xuất sử dụng vũ khí trang bị với các đối tác tiềm năng trong lĩnh vực quốc phòng, hứa hẹn mang đến cơ hội hợp tác về xuất khẩu và chuyển giao công nghệ cho tất cả các bên.

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Sinh viên Khóa 1 Tiếng Nhật do Công ty XKLĐ hợp tác với Trường Cao đẳng Yên Bái trong buổi khai giảng.
Đời sống

Nhiều gia đình khá giả nhờ xuất khẩu lao động

Nhờ quan tâm triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài nên giai đoạn 2019-2023, tỉnh Yên Bái đã có 2.212 lao động đi làm việc tại các thị trường chủ yếu như: Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga...