Hướng đến thị xã văn hóa, du lịch

Ngay sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của tỉnh Yên Bái về mở cửa trở lại ngành du lịch, thị xã Nghĩa Lộ nhanh chóng triển khai nhiều hoạt động kích cầu du lịch tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, du lịch. Đồng thời, xây dựng kế hoạch phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, thực hiện chuyển đổi số ngành du lịch… tiến tới hiện thực hóa mục tiêu trở thành thị xã văn hóa, du lịch.  

Nhiều tín hiệu đáng mừng

Trở lại Khu nghỉ dưỡng Dragonfly Nghĩa Lộ (tổ 1, đồi Pú Lo, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ) sau hơn một năm, gia đình anh Nguyễn Văn Hảo đến từ Hà Nội không khỏi bất ngờ và choáng ngợp trước những thay đổi nơi đây. Anh Hảo cho biết: “Lần này trở lại nghỉ dưỡng, tôi rất ngạc nhiên vì nơi đây đã có nhiều thay đổi với các dịch vụ tiện ích đẳng cấp để phù hợp cho nhiều đối tượng du khách ở mọi lứa tuổi. Không những thế, tôi rất hài lòng về nhiều chương trình quảng bá sản phẩm mới, giảm giá 30% khi khách hàng đặt combo dịch vụ tại đây. Đặc biệt, để chào đón du khách, khu nghỉ dưỡng đã thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch mang đến sự an tâm cho du khách”.

Mới đây, đón đoàn khách nước ngoài đầu tiên đến với homestay của gia đình sau khi mở cửa trở lại, chị Hoàng Thị Phượng - chủ Homestay Luật Phượng (thôn Điêu 2, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ) phấn khởi cho biết: Với sự tuyên truyền, vận động, hỗ trợ của chính quyền địa phương cộng với đó là kinh nghiệm từ đại dịch Covid-19 đã giúp gia đình chị thay đổi tư duy, nhận thức về làm du lịch. Nếu như trước kia, gia đình chị chỉ kinh doanh dịch vụ ẩm thực, nghỉ dưỡng thì giờ đây còn mở rộng thêm sản xuất hàng hóa, các sản phẩm đặc sản của địa phương để phục vụ du khách. Chính vì vậy, lượng du khách trong năm 2022 đến với gia đình ngày càng đông hơn. Qua đó, nâng cao thu nhập, đời sống cho gia đình.

Cũng giống như chị Phượng, vui mừng vì du lịch sôi động trở lại, bà Hoàng Thị Loan - chủ cơ sở Homestay Loan Khang (thôn Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ) cho biết: Để bảo đảm phục vụ tốt nhất cho du khách đến với homestay, được sự hỗ trợ 20 triệu đồng từ các chính sách của tỉnh, gia đình bà đã đầu tư thêm gần 30 triệu đồng để mua chăn, đệm mới, sửa sang, trang trí lại khuôn viên nhà ở; xây dựng thêm khu thưởng thức trà; địa điểm ngắm cánh đồng, suối Thia... Nhờ đó, từ đầu tháng 3 đến nay gia đình bà đã đón hàng trăm lượt khách, mang lại thu nhập ổn định, góp phần cải thiện đời sống của gia đình sau chuỗi ngày dài dịch bệnh.

Có thể thấy, sau thời gian dài bị “đóng băng” bởi dịch Covid-19, thị xã Nghĩa Lộ đang từng bước phục hồi hoạt động du lịch. Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ Lương Mạnh Hà cho biết: Triển khai phát động kích cầu du lịch nội địa và quốc tế trở lại trong trạng thái bình thường mới, Nghĩa Lộ đã xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn trong tháng 4, 5 vừa qua để tuyên truyền, quảng bá những nét đẹp của mảnh đất, con người Nghĩa Lộ; các điểm du lịch nổi bật của vùng đất Nghĩa Lộ - Mường Lò… Bên cạnh đó, đã vận động các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tham gia chương trình kích cầu du lịch theo hướng giảm giá từ 10 - 50% các dịch vụ du lịch; triển khai hiệu quả các chính sách, đề án phát triển và hợp tác du lịch; củng cố nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch. Chỉ tính riêng tháng 4, thị xã Nghĩa Lộ đã đón 22.000 lượt khách du lịch, doanh thu từ du lịch đạt 17 tỷ đồng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cùng các đại biểu thăm quan gian hàng sản phẩm đặc trưng Thị xã Nghĩa Lộ Ảnh: Xuân Việt
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cùng các đại biểu thăm quan gian hàng sản phẩm đặc trưng Thị xã Nghĩa Lộ
Ảnh: Xuân Việt

Đa dạng hóa sản phẩm để “giữ chân” du khách

Bám sát chỉ đạo chung của tỉnh về phát triển du lịch, để tiến tới trở thành thị xã văn hóa, du lịch, Nghĩa Lộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm, khám phá lịch sử, bản sắc văn hóa, điệu múa dân gian các dân tộc, nhảy dù. Đồng thời, chú trọng sản xuất các sản phẩm, đồ lưu niệm đặc trưng phục vụ khách du lịch, nhất là các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, các sản phẩm thủ công truyền thống của dân tộc Thái; khai thác các thiết chế văn hóa lịch sử, tín ngưỡng, tâm linh hiện có phục vụ phát triển du lịch; hình thành các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, khu văn hóa bản địa đặc trưng.

Thực tế thấy rằng, các sản phẩm du lịch của Nghĩa Lộ không phải là ít, song việc khai thác lại chưa đạt hiệu quả cao như chia sẻ của một số chủ cơ sở dịch vụ kinh doanh du lịch trên địa bàn đó là việc “giữ chân” du khách hiện nay còn rất khó, đa phần du khách chỉ lưu trú khoảng 1 - 2 ngày và lượng khách quay trở lại không nhiều. Điều này chứng tỏ, việc kết nối các điểm du lịch còn hạn chế; chất lượng sản phẩm cần phải được nâng cao hơn nữa; đầu tư cần phải có trọng tâm, trọng điểm; đặc biệt tư duy, cách làm du lịch phải bài bản, chuyên nghiệp.

Trước những hạn chế trên, Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghĩa Lộ Lương Mạnh Hà cho biết: Nghĩa Lộ sẽ tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch theo hướng bền vững. Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch; mở rộng, phát triển theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình du lịch phù hợp với tiềm năng du lịch tại các vùng du lịch trọng điểm. Bên cạnh đó, thị xã cũng đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển du lịch, xây dựng mô hình “Du lịch thông minh” tích hợp trong nền tảng “Đô thị thông minh”.

Hiện nay, Nghĩa Lộ đã xây dựng Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh gồm 7 modul, trong đó có modul về du lịch. Các sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương sẽ được đưa lên sàn thương mại. Qua đó, tạo được kênh tiêu thụ hiệu quả. Đặc biệt, Nghĩa Lộ đang thực hiện xây dựng quy hoạch “Tuyến phố đi bộ, văn hóa - ẩm thực” gắn với hoạt động kinh tế đêm, có chiều dài 200m tại tuyến đường ven suối Thia. Chủ trương này sẽ mở ra sản phẩm du lịch mới cho địa phương và là địa điểm hấp dẫn để giữ chân du khách ở lại dài ngày hơn.

Trên đường phát triển

Người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
Trên đường phát triển

Cà Mau: Đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động chuyển đổi số

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10.10) của tỉnh, từ ngày 2.10, nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đồng loạt mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động công nghệ số hướng đến mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu thăm và tặng hoa cho các Đảng viên cao tuổi của thành phố
Địa phương

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nền tảng vững chắc để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Quán triệt quan điểm đó, Đảng bộ TP. Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.

Những nỗ lực trong công tác xây dựng Đảng đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lực lượng cán bộ thành phố
Địa phương

Bước đột phá trong công tác xây dựng Đảng

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Thành ủy Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đã đề ra. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, về công tác xây dựng Đảng được nâng lên, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống năm 2023 tại Trường PTDTNT Chợ Đồn. ẢNH: N.HÀ
Địa phương

Bài 2: Kịp thời ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Thực hiện một số chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín; đẩy mạnh thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giúp nhận thức của cán bộ, đảng viên, đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa được nâng lên; kịp thời ngăn chặn các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết có thể xảy ra tại các địa bàn có nguy cơ cao.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tuyến đường Cổ Linh - Nghiên Loan, huyện Pác Nặm
Địa phương

Bài 1: Tập trung vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết vấn đề bức thiết

Với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giải quyết những vấn đề bức thiết, đến nay, có 4 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Đó là: 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt cấp 6 trở lên (đạt 106%); 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa (đạt 118,7%); 92% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 104,5%); số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98,5% kế hoạch…

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi
Trên đường phát triển

Cà Mau phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế địa phương. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước

Theo báo cáo của Cục Thống kê Khánh Hòa, 9 tháng năm 2024, Khánh Hòa có mức tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước, thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 10,45% so cùng kỳ năm trước.