Hơn 300 kỷ vật về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định hiện đang lưu giữ, trưng bày hơn 300 hiện vật gắn với quá trình hoạt động của Biệt động Sài Gòn - Gia Định. Đây là lực lượng đặc biệt quan trọng góp phần làm nên chiến thắng lịch sử 30.4.1975.

Nơi lưu giữ những kỷ vật về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định toạ lạc tại số 145 Trần Quang Khải, phường Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định toạ lạc tại số 145 Trần Quang Khải, phường Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, căn nhà này được xây dựng từ năm 1963, từng là địa điểm hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định dưới danh nghĩa là cơ sở đóng mới xích lô và gia công đồ nội thất cho Dinh Độc Lập dưới sự quản lý của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (người hoạt động cách mạng dưới vỏ bọc tỷ phú Mai Hồng Quế, Năm USOM).

Nơi lưu giữ những kỷ vật về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Chiếc thang máy cổ được lắp đặt từ khi xây dựng toà nhà năm 1963, hiện vẫn hoạt động để đưa khách lên thăm quan bảo tàng

Với mục đích gìn giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống đấu tranh anh hùng cách mạng của các chiến sỹ Biệt động Sài Gòn - Gia Định và lực lượng vũ trang TP. Hồ Chí Minh, gia đình ông Trần Văn Lai đã dành hơn 10 năm để sưu tầm những kỷ vật về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, thành lập bảo tàng tại chính nơi lực lượng này từng hoạt động.

Nơi lưu giữ những kỷ vật về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Ảnh chân dung Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai và những hiện vật trưng bày tại bảo tàng
Nơi lưu giữ những kỷ vật về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Những chiếc máy khâu ông Trần Văn Lai sử dụng để may rèm cho Dinh Độc Lập 
Nơi lưu giữ những kỷ vật về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Dụng cụ làm mộc, ông Trần Văn Lai sử dụng để làm đồ nội thất cho Dinh Độc Lập

Bảo tàng hiện đang trưng bày 7 bộ sưu tập hiện vật quý giá với hơn 300 hiện vật, tư liệu hình ảnh gắn liền với từng giai đoạn hoạt động cách mạng của ông Trần Văn Lai và lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định.

Nơi lưu giữ những kỷ vật về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Dụng cụ làm giấy tờ giả để hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Nơi lưu giữ những kỷ vật về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Chiếc máy in của Biệt động Sài Gòn - Gia Định sử dụng để in tài liệu, truyền đơn
Nơi lưu giữ những kỷ vật về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Những vật dụng của chiến sĩ Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Mỗi hiện vật là một câu chuyện sống động, gần gũi, giúp khách tham quan hiểu rõ hơn về quá trình hoạt động cùng sự hy sinh anh dũng của lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định.

Nơi lưu giữ những kỷ vật về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Hiện vật phục dựng cách cất giữ vũ khí của lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định trong các khúc gỗ
Nơi lưu giữ những kỷ vật về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Vũ khí chiến đấu của lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Thời gian gần đây, nhiều cựu chiến sĩ biệt động đã trao tặng thêm nhiều kỷ vật, tài liệu quý làm phong phú thêm bộ sưu tập các hiện vật tại bảo tàng.

Nơi lưu giữ những kỷ vật về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Đoàn viên, học sinh thăm quan Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Theo anh Trần Thái Hà - quản lý Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, từ khi đi vào hoạt động, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định trở thành "địa chỉ đỏ" để đoàn viên, sinh viên đến tìm hiểu về quá trình chiến đấu, sự hy sinh của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn - Gia Định.

Nơi lưu giữ những kỷ vật về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Các chiến sĩ quân đội tham quan, học tập tại bảo tàng

Nhiều đơn vị quân đội cũng tổ chức các hoạt động về nguồn tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định. Các cựu chiến binh thường xuyên tới đây để ôn lại những ngày tháng chiến đấu hào hùng của dân tộc.

Nơi lưu giữ những kỷ vật về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Đoàn cựu chiến binh tham quan Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Nơi lưu giữ những kỷ vật về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Khách thăm quan xem phim tài liệu về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Nơi lưu giữ những kỷ vật về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Anh Vũ cùng người bạn chăm chú ngắm nhìn những kỷ vật tại bảo tàng

Anh Bùi Tấn Vũ, sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một cho biết: "Trước đây tôi có xem bộ phim Biệt động Sài Gòn, nay được đến tham quan địa điểm từng là nơi hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn đúng vào dịp kỷ niệm 49 năm ngày giải phòng miền Nam 30.4, tôi rất xúc động. Nơi đây rất gần Dinh Độc Lập nhưng các chiến sĩ biệt động vẫn có thể hoạt động một thời gian dài ngay trong lòng địch khiến tôi vô cùng khâm phục". 

Ý kiến bạn đọc

Xã hội

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?
Xã hội

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?

Sau hai lần tổ chức đấu thầu, gói thầu xây lắp hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã xác định được nhà thầu trúng. Nguyên nhân là liên danh đối thủ bị loại vì hồ sơ thiết bị và nhân sự chủ chốt không đáp ứng yêu cầu, khiến tính cạnh tranh gần như không còn.

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu
Xã hội

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

Có 90,06% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu. Đây là con số được nêu ra trong Báo cáo của Bộ Nội vụ về Kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 (SIPAS 2024) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2024).

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Mô hình chiếc xe tăng T-54 mang số hiệu 980 tại trung tâm Ngã Sáu, TP. Buôn Ma Thuột
Quốc phòng toàn dân

Dấu ấn lịch sử từ chiếc xe tăng số hiệu 980

Dưới sự chỉ huy của Đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng, xe tăng mang số hiệu 980 đã cùng bộ binh quyết liệt đánh chiếm Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy tại Buôn Ma Thuột, tháng 3.1975. Chiến công ấy góp phần mở đầu thắng lợi vang dội của Chiến dịch Tây Nguyên, tạo bước ngoặt chiến lược cho cuộc Tổng tiến công mùa Xuân lịch sử.

Đất nước là quê hương
Xã hội

Đất nước là quê hương

Trong thời đại hội nhập và biến động không ngừng, cần nhận thức sâu sắc quê hương không chỉ là nơi chúng ta sinh ra mà còn là Tổ quốc thiêng liêng - nơi gắn bó bằng tâm hồn và trí tuệ. Câu nói “Đất nước là quê hương” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về lòng yêu nước, nhấn mạnh tình yêu đối với đất nước không chỉ là cảm xúc cá nhân mà còn là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân đối với sự phát triển và tương lai của dân tộc. Lời kêu gọi yêu nước ấy khơi dậy niềm tự hào và truyền cảm hứng cho mỗi người hành động thiết thực vì Tổ quốc thân yêu.