Hội thảo "Thực tiễn cơ chế thực thi pháp luật hoạt động giám sát của HĐND"

Sáng 25.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh, Ban Công tác đại biểu phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức Hội thảo “Thực tiễn cơ chế thực thi pháp luật hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân (HĐND)”.

Tham dự Hội thảo có đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ban Công tác đại biểu, Viện Nghiên cứu lập pháp; đại diện lãnh đạo HĐND các tỉnh Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Hà Nam, TP. Đà Nẵng; các chuyên gia…

Hội thảo nhằm triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2023 của Đề tài khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả họat động giám sát của HĐND” do Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh làm Chủ nhiệm.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, giám sát là chức năng quan trọng của HĐND nhằm bảo đảm quyền lực thuộc về Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Trong những năm qua, hoạt động giám sát của HĐND ngày càng hiệu quả, thu được nhiều kết quả quan trọng, đưa công tác giám sát của HĐND các cấp ngày càng đi vào nền nếp, hiệu lực, hiệu quả, khẳng định sự đúng đắn, phù hợp của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND trong tiến trình hoàn thiện tổ chức và hoạt động của HĐND.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Trưởng Ban Công tác đại biểu cho rằng, phải thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong hoạt động giám sát của HĐND các cấp như: giám sát chuyên đề, tái giám sát còn ít; việc thực hiện cam kết sau chất vấn và kết luận sau giám sát còn rất hạn chế; việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện cam kết, kết luận chưa thường xuyên; hoạt động giải trình tại các phiên họp của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND chưa nhiều, kết quả hoạt động chưa đồng đều; chưa có chế tài cụ thể xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa nghiêm túc thực hiện kết luận hoặc nghị quyết giám sát của HĐND. 

Cho rằng, các hạn chế nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có hệ thống pháp luật, Trưởng Ban Công tác đại biểu nhấn mạnh, để hoạt động giám sát của HĐND và hoạt động giám sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND thực sự mang lại hiệu lực, hiệu quả cho chính quyền địa phương, góp phần làm cho hoạt động chính quyền địa phương công khai, minh bạch, có trách nhiệm thì các quy định của pháp luật về giám sát của HĐND phải hoàn thiện. “Hoàn thiện pháp luật tạo thành cơ sở pháp lý quan trọng để HĐND có thể triển khai, tổ chức các hình thức giám sát khác nhau nhằm thực hiện tốt và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của HĐND, xứng đáng là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân”, Trưởng Ban Công tác đại biểu nói.

Các đại biểu cho rằng, từ khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND có hiệu lực, Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực, Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND được ban hành, hoạt động giám sát của HĐND các cấp được thực hiện bài bản hơn, chất lượng không ngừng được nâng lên.

Bên cạnh đó, một số ý kiến lưu ý, hoạt động giám sát nói chung, giám sát chuyên đề của HĐND còn gặp một số khó khăn, trong đó còn thiếu những quy định cụ thể về quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm của đối tượng được giám sát, thành viên Đoàn giám sát. Các quy định pháp luật về vai trò, chức năng, thẩm quyền của HĐND, Thường trực HĐND, Ban HĐND, đại biểu HĐND về hoạt động giám sát còn định tính...

Ngoài ra, số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách nhiệm kỳ 2016 - 2021 và 2021 - 2026 có tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công việc ngày càng cao của HĐND. Phần lớn đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm và giữ cương vị lãnh đạo tại các đơn vị, địa phương nên điều kiện tham gia hoạt động giám sát gặp khó khăn.

Các chế tài xử lý sau giám sát của HĐND chưa rõ ràng. Công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động giám sát của HĐND đến với cử tri và nhân dân chưa sâu rộng, toàn diện, do vậy việc nhận được thông tin phản hồi từ phía cử tri và nhân dân liên quan đến lĩnh vực được giám sát còn hạn chế. Chưa có quy định, cơ chế thuê chuyên gia để phục vụ hoạt động giám sát của đại biểu HĐND…

Để nâng cao chất lượng giám sát của HĐND, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, hoàn thiện hệ thống luật về HĐND (Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND...), các luật liên quan đến hoạt động của HĐND (Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Đầu tư công, Luật Kiểm toán Nhà nướcc, Luật Thanh tra, Luật Ngân sách nhà nước...) để tạo ra một hành lang pháp lý với cơ chế hoạt động mang tính hiệu quả, hiệu lực hơn. 

Một số ý kiến đề nghị, cần quy định cụ thể chế tài xử lý đối với các cá nhân, tập thể không thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát; bổ sung các quy định về mời chuyên gia, tổ chức tư vấn đánh giá độc lập để giúp cho việc tổ chức giám sát chuyên sâu từng vấn đề, trong đó nêu cụ thể tiêu chuẩn, kinh phí chi trả thù lao; nghiên cứu bổ sung quy định về giá trị pháp lý của báo cáo giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban HĐND, tổ đại biểu HĐND…

Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 20.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 20.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 20.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Thường trực Ủy ban Xã hội Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ Báo cáo về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính; Hội thảo “Quốc hội Việt Nam - 80 năm đổi mới và phát triển về hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước”; Hội thảo khoa học “Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc; Tọa đàm về dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Chiều 20.9, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Thường trực Ủy ban Xã hội tổ chức phiên họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì phiên họp.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành phát biểu tại Hội thảo
Thời sự Quốc hội

Lựa chọn cách tiếp cận phù hợp trong xây dựng Luật Dân tộc

Ngày 20.9, tại TP. Hồ Chí Minh, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc”. Các Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc: Nguyễn Lâm Thành, Trần Thị Hoa Ry chủ trì Hội thảo. Cùng dự có các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực dân tộc.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hoà
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 19.9, tại tỉnh Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Biên Hòa.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại TP. Biên Hoà, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sáng 19.9, tại Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024
Video

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 17.9.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự phiên họp thẩm tra dự án Luật Việc làm (sửa đổi); Thường trực Ủy ban Kinh tế họp mở rộng thẩm tra đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VCB; Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục họp mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Nhà giáo; Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.