Hội nghị lấy ý kiến thanh niên về một số dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Sáu

Ngày 17.10, Đoàn Thanh niên Văn phòng Quốc hội phối hợp với Đoàn Thanh niên Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến thanh niên về một số dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khoá XV.

Tham dự Hội nghị có: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng; Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Nguyễn Danh Tú; Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Quốc phòng An ninh Trịnh Xuân An; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy, Phó Trưởng ban Công tác học sinh, sinh viên ĐHQGHN - TS. Nguyễn Minh Trường; Phó Bí thư Đoàn khối các Cơ quan trung ương Nguyễn Ngọc Điệp; Đoàn Thanh niên các đơn vị: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Bộ Công an cùng hơn 80 đoàn viên, thanh niên tiêu biểu của các đơn vị.

Hội nghị do Bí thư Đoàn Thanh niên Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Kim Anh và Bí thư Đoàn Thanh niên ĐHQGHN Hứa Thanh Hoa đồng chủ trì.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, sáng kiến tổ chức Hội nghị lấy ý kiến thanh niên về các Dự thảo Luật lần này đã tạo nên diễn đàn, là cơ hội để các đồng chí đoàn viên, thanh niên tìm hiểu, nghiên cứu, đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng các dự án luật, góp phần đưa các dự án luật sớm đi vào cuộc sống, khắc phục những bất cập hạn chế.

Đây là lần đầu tiên, Đoàn Thanh niên Văn phòng Quốc hội tổ chức lấy ý kiến về các Dự thảo Luật trình Quốc hội. Hoạt động nhằm thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội của các đoàn viên, thanh niên nói chung, đồng thời, phát huy vai trò, trách nhiệm, công sức, trí tuệ của Đoàn viên, thanh niên Văn phòng Quốc hội nói riêng, với tư cách là các cán bộ, chuyên viên trực tiếp tham mưu, giúp việc Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong công tác lập pháp.

Phó Chủ nhiệm Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, xây dựng luật là một nhiệm vụ rất khó, đòi hỏi tính chuyên môn cao, phải có thời gian theo dõi lĩnh vực, cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, việc tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật càng khó, vì phải tìm ra những điểm chưa thống nhất, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế xã hội đang diễn ra. Hội nghị là cơ hội để các đoàn viên, sinh viên học tập, rèn luyện, hoàn thiện, kỹ năng của bản thân nâng cao kiến thức về pháp luật, từ đó tiến bộ, phát triển hơn nữa.

Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Quốc phòng An ninh, Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho biết, Luật Giao thông đường bộ được ban hành năm 2008, sau 15 năm thực hiện cho thấy, nhiều quy định của Luật đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, nhất là trước sự phát triển của hạ tầng giao thông, sự gia tăng nhanh chóng của số lượng phương tiện giao thông và tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB) ở Việt Nam.

Đứng trước những yêu cầu đòi hỏi thực tiễn của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới, thời gian qua Đảng đã ban hành nhiều văn bản, Nghị quyết chỉ đạo hoàn thiện thể chế pháp luật trong các lĩnh vực này.

Tại kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã quyết định bổ sung dự án Luật TTATGTĐB vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 theo trình tự xem xét, thông qua tại 02 kỳ họp Quốc hội (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7).

Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An đánh giá việc tổ chức các sự kiện như Hội nghị lấy ý kiến thanh niên là cách làm đúng hướng. Chúng ta vừa "hồng" vừa "chuyên", cần phải gắn các hoạt động chuyên môn với công tác phong trào. 

Đại biểu tin tưởng rằng, Hội nghị lấy ý kiến thanh niên về các dự án Luật trình Quốc hội sẽ mở đầu cho nhiều sự kiện khác. Hy vọng Đoàn Thanh niên Văn phòng Quốc hội sẽ có những kết hợp với các đơn vị, nhất là khối trường, cơ sở nghiên cứu để có nhiều hơn hoạt động liên quan đến Quốc hội.

Hội nghị lấy ý kiến thanh niên về một số dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Sáu -0
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Nguyễn Danh Tú chia sẻ tại Hội nghị

Hội nghị cũng đã ghi nhận những tham luận, ý kiến, góp ý, đề xuất từ đại diện các tổ chức Đoàn đơn vị trực thuộc ĐHQGHN và Đoàn Thanh niên Văn phòng Quốc hội.

Phát biểu tiếp thu ý kiến từ Hội nghị, Bí thư Đoàn Thanh niên Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Kim Anh cho biết, những ý kiến, tham luận từ đoàn viên, thanh niên của các đơn vị hết sức đa dạng, nhiều góc nhìn, thẳng thắn và rất chất lượng, đi vào từng điều, khoản cụ thể của các dự thảo luật. Phát huy đúng tinh thần “bản lĩnh, xung kích, sáng tạo, đoàn kết, phát triển”, sức trẻ và sự nhiệt huyết của đoàn viên, thanh niên.

Đoàn Thanh niên Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên Đại học Quốc gia Hà Nội, tiếp thu đầy đủ ý kiến tại Hội nghị, xây dựng và hoàn thiện kết quả Hội nghị, báo cáo với Đảng ủy, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội, gửi ý kiến góp ý các dự án luật đến các cơ quan soạn thảo dự án luật; đồng thời, tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

Một số hình ảnh tại Hội nghị lấy ý kiến thanh niên về một số dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Sáu:

Xã hội

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?
Xã hội

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?

Sau hai lần tổ chức đấu thầu, gói thầu xây lắp hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã xác định được nhà thầu trúng. Nguyên nhân là liên danh đối thủ bị loại vì hồ sơ thiết bị và nhân sự chủ chốt không đáp ứng yêu cầu, khiến tính cạnh tranh gần như không còn.

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu
Xã hội

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

Có 90,06% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu. Đây là con số được nêu ra trong Báo cáo của Bộ Nội vụ về Kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 (SIPAS 2024) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2024).

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Mô hình chiếc xe tăng T-54 mang số hiệu 980 tại trung tâm Ngã Sáu, TP. Buôn Ma Thuột
Quốc phòng toàn dân

Dấu ấn lịch sử từ chiếc xe tăng số hiệu 980

Dưới sự chỉ huy của Đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng, xe tăng mang số hiệu 980 đã cùng bộ binh quyết liệt đánh chiếm Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy tại Buôn Ma Thuột, tháng 3.1975. Chiến công ấy góp phần mở đầu thắng lợi vang dội của Chiến dịch Tây Nguyên, tạo bước ngoặt chiến lược cho cuộc Tổng tiến công mùa Xuân lịch sử.

Đất nước là quê hương
Xã hội

Đất nước là quê hương

Trong thời đại hội nhập và biến động không ngừng, cần nhận thức sâu sắc quê hương không chỉ là nơi chúng ta sinh ra mà còn là Tổ quốc thiêng liêng - nơi gắn bó bằng tâm hồn và trí tuệ. Câu nói “Đất nước là quê hương” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về lòng yêu nước, nhấn mạnh tình yêu đối với đất nước không chỉ là cảm xúc cá nhân mà còn là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân đối với sự phát triển và tương lai của dân tộc. Lời kêu gọi yêu nước ấy khơi dậy niềm tự hào và truyền cảm hứng cho mỗi người hành động thiết thực vì Tổ quốc thân yêu.