Góc nhìn văn hóa

Hội chứng... dạ, vâng

Một người bạn phàn nàn:

- “Dạ” và “vâng” là hai từ thể hiện sự lễ phép của mỗi người trước bề trên hoặc người ta cần thể hiện sự tôn trọng khi đối tượng gọi hoặc căn dặn điều gì. Đó cũng là hai từ được ông bà, cha mẹ ta dạy trẻ thơ từ lúc bập bẹ tập nói. Vậy mà mình luôn bực mình trước hai tiếng này.

Người nghe ngạc nhiên:

- Sao có chuyện lạ đời vậy? Ông có khó tính quá không đấy?

- Không đâu. Ông cứ bình tĩnh nghe tôi nói. Này nhé. Đến các cơ quan (hoặc điện thoại), mình có nhu cầu đề nghị người có trách nhiệm giải quyết công việc (thuộc phận sự họ phải giải quyết, chứ không phải chuyện nhờ vả cá nhân), nhưng luôn nhận được tiếng “dạ” rất từ tốn, lễ phép. Lúc đầu mình hí hửng tưởng họ sẽ để tâm, nhiệt tình giải quyết. Nhưng đợi mãi chẳng thấy gì, mình đành gọi điện thoại nhắc thì họ lại “dạ”. Mình hỏi luôn:

- Lần trước các đồng chí đã đồng ý giải quyết, sao mãi chưa có kết quả?

Họ trả lời:

- Thưa bác, chúng tôi chưa bao giờ hứa sẽ giải quyết.

- Thì các đồng chí luôn “dạ” đấy thôi.

 -   Bác dặn chúng tôi rất nhiều điều liên quan đến vấn đề của bác. Đương nhiên chúng tôi phải “dạ”, có nghĩa đang lắng nghe và ghi nhớ. Như vậy đâu phải chúng tôi đồng ý giải quyết, mà việc của bác phải được chuyển lên cấp trên nghiên cứu xem xét chứ.

- Thì ra là thế!

Một ông bạn khác góp chuyện:

-   Kể thì họ nói nghe cũng có lý. Đúng là họ “dạ” không thể hiểu là việc của mình đã được giả quyết. Trường hợp của tôi họ còn “vâng” hẳn hoi mà vẫn không được việc. Tôi nộp đơn xin cải tạo ngôi nhà cũ. Gửi đơn cả tháng, đến khi hỏi họ: “Đơn tôi gửi đã lâu, các đồng chí giải quyết chưa?”. Họ trả lời: “Đã nhận được”. Tôi lại nói: “Vậy các đồng chí giải quyết đến đâu rồi, bao giờ được để tôi có thể bắt tay vào cải tạo ngôi nhà?”. Họ cũng trả lời “vâng”. Tôi nói gì họ cũng hết “dạ” lại “vâng”. Nhưng rồi việc vẫn chẳng đâu vào đâu.

***

Đúng là hiện nay có rất nhiều người làm việc ở cơ quan công, quyền của Nhà nước luôn lạm dụng hai tiếng “dạ”, “vâng” khi giao tiếp với nhân dân - những người đến yêu cầu được giải quyết công việc. Mới nghe, tưởng họ lễ phép, lịch sự với khách, nhưng có lẽ đó chỉ là “mẹo” để né tránh việc trả lời thẳng điều người ta cần hỏi. Và đó cũng là một biểu hiện tất tinh vi, “tế nhị” của sự vô trách nhiệm. Ứng xử chuẩn xác nhất trong những trường hợp này là trả lời trúng điều người ta muốn hỏi với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao. Khi ấy, có thể công việc chưa được giải quyết nhưng họ sẽ chấp nhận vì có thể là bất khả kháng, chứ thái độ, tinh thần làm việc của người thi hành công vụ thì không thể phê phán điều gì.  

Văn hóa

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.