Học sinh 6 tuổi mỗi sáng dậy sớm tự nấu cơm mang đi học

Mới 6 tuổi, cái tuổi mà nhiều đứa trẻ nơi phố thị vẫn còn mè nheo mỗi sáng khi cha mẹ gọi dậy đi học thì Lý A Lầu – học sinh lớp 1 ở điểm trường Bản Giàng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã thức dậy cùng tiếng gà gáy để tự nấu cơm mang đến lớp. Niềm vui của em là được đến lớp, được ăn cơm có thịt.

Chữ đọc chưa sõi nhưng cậu bé Lý A Lầu nấu cơm rất thuần thục bằng bếp củi. Mẹ mất sớm, cha đi làm ăn xa, hàng ngày Lý A Lầu tự chuẩn bị cơm trắng cho vào cặp lồng để mang tới lớp.
Vất vả là thế nhưng cậu bé rất thích đi học vì đến lớp là sẽ được gặp thầy và chơi cùng bạn bè, và thích nhất là được thầy nấu cơm trưa cho ăn. Đây không phải là suy nghĩ của riêng Lý A Lầu mà là niềm vui chung của các em học sinh miền núi Tây Bắc.
Cậu bé 6 tuổi nghe tiếng gà gáy tự dậy nấu cơm mang đi học -0
Cậu bé Lý A Lầu 6 tuổi tự nấu ăn bằng bếp củi hàng ngày

Điểm trường Bản Giàng của Lý A Lầu nằm tại xã Pa Cheo, ẩn sâu sau những tán cây rừng của tỉnh biên giới Lào Cai có 61 học sinh tiểu học và 37 học sinh mầm non, chủ yếu là dân tộc Mông. Trong căn bếp cũ tối om vì chưa có điện, thầy giáo Châu A Già cặm cụi nhóm củi để nấu thêm thức ăn cho học sinh.

Cậu bé 6 tuổi nghe tiếng gà gáy tự dậy nấu cơm mang đi học -0
Thầy Châu A Già hàng ngày nấu cơm trưa với mì gói cho học sinh

“Tôi phải ướp gia vị từ hôm trước rồi hấp chín để thịt không bị hỏng. Nấu như vậy thì hôm sau sẽ bị hao đi và các em sẽ phải ăn ít hơn một chút” - Thầy giáo Châu A Già ngại ngùng chia sẻ.

Thầy Châu A Già lên điểm trường đã 2 năm, chăm những đứa trẻ ở đây như con mình. Nhìn học sinh chỉ có cơm trắng chan với nước lã hoặc ít rau rừng, thầy giáo lại chắt chiu từng gói mì, từng miếng thịt mỏng độn đậu hũ để chia thêm cho các em.

“Tôi cũng là người dân tộc Mông như các em học sinh, cũng lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn như thế, tôi chỉ mong mang cái chữ, mang ý thức học tập đến cho các em, để các em có tự tin sau này bước ra cuộc sống. Bữa nào các em nhỏ cũng ăn rất nhanh, cảm thấy rất ngon miệng, như thế thì cũng thích đi học hơn”. – Thầy Châu A Già kể lại.

Nỗ lực hết sức mình để không có em nhỏ nào vì nghèo đói mà phải nghỉ học khiến lòng thầy giáo trẻ luôn trĩu nặng lo âu, bởi lớp học được dựng tạm bằng cây vầu đan chat xi măng từ cách đây 10 năm đã cũ nát lộ ra cả những tấm phên mục không biết sẽ trụ vững đến khi nào. Thầy chỉ ước điểm trường được xây kiên cố hơn để khi mưa gió, giá rét những đứa trẻ không lo bị dột ướt, bị lạnh cóng. Trong căn bếp cũ kỹ thiếu thốn, ngày nắng thì nóng, ngày mưa thì dột, thầy giáo ngày ngày vun vén từng bữa cơm cho trẻ, để nuôi lớn những giấc mơ con chữ nơi vùng cao biên giới.

May mắn thay, nỗi lo của thầy trò điểm trường Bản Giàng giờ đây sẽ vơi đi phần nào khi những bước chân thiện nguyện không ngại băng rừng, vượt suối đến với các em. Cầm những miếng bánh trên tay, đứa trẻ nào cũng háo hức.

“Bánh này rất ngon, con chưa được ăn bao giờ.” – Lý A Lầu, 6 tuổi cười nói.

Cậu bé 6 tuổi nghe tiếng gà gáy tự dậy nấu cơm mang đi học -0
Các em học sinh vùng cao háo hức với những món bánh kẹo hiếm khi được ăn

Cùng với bánh kẹo và đồ dùng học tập thiết yếu, một phần quà trị giá 300 triệu đồng cũng được Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) dành tặng điểm trường Bản Giàng để trường xây sửa lại điểm trường, xây mới bếp ăn, giúp cải thiện điều kiện sống và học tập cho các em học sinh.

“Chứng kiến sự vất vả thiếu thốn và tinh thần vượt khó của thầy và trò điểm trường Bản Giàng, tôi cảm thấy rất xúc động. VPBank hy vọng rằng với món quà trao gửi yêu thương này, thầy và trò Bản Giàng sẽ sớm có được một căn bếp ăn mới tươm tất hơn, một điểm trường khang trang hơn để các em học sinh có được điều kiện học tập tốt hơn”- chị Hà Thị Kim Vân, Giám đốc Chi nhánh VPBank Lào Cai chia sẻ.

Trong 1 năm qua, thông qua chương trình Cặp lá yêu thương của VTV, VPBank đã dành gần 160 tỷ đồng để hỗ trợ xây mới và cải tạo hơn 30 trường học trên khắp cả nước, đặc biệt là các điểm trường ở vùng sâu, vùng xa. Đại diện ngân hàng cho biết năm học mới này VPBank sẽ tiếp tục hành trình thiện nguyện ấy để lan tỏa thịnh vượng cộng đồng đến các điểm trường khó khăn trên khắp cả nước./.

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước
Giáo dục

Phổ điểm thi tháng Ba Đánh giá năng lực (HSA): Điểm trung bình là 80,0/150, cao hơn năm trước

Ngày 2.4, Viện Đào tạo số và Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố phổ điểm thi Đánh giá năng lực (HSA) tháng Ba, năm 2025. Theo đó, đến hết tháng Ba năm 2025, kỳ thi đã tổ chức được 2 đợt thi liên tiếp, phục vụ 30.793 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ 99,4% đăng ký của hai đợt thi này.

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Thời sự Quốc hội

Tạo điều kiện cho trường nghề đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo dục

Viện CFA, Hoa Kỳ trao giấy chứng nhận đối tác cho Đại học Kinh tế Quốc dân

Sáng 1.4, Viện CFA (Hoa Kỳ) đã trao giấy chứng nhận đối tác cho các chương trình đào tạo Tài chính Doanh nghiệp Chất lượng cao và Tài chính Tiên tiến của Đại học Kinh tế Quốc dân, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc khẳng định chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế của nhà trường.