Học bơi an toàn, phòng, chống đuối nước

Ngày 10.6, tại Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức phát động phong trào học bơi an toàn, phòng, chống đuối nước và khai mạc Giải bơi học sinh phổ thông toàn quốc năm 2022.

Trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho biết, tai nạn đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Ở nước ta, mặc dù có xu hướng giảm nhưng trung bình mỗi năm vẫn có khoảng 2.000 trẻ em, học sinh tử vong do đuối nước, tỷ suất cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao gấp 8 lần các nước phát triển.

Theo Thứ trưởng Ngô Thị Minh, nguyên nhân các vụ đuối nước bước đầu được xác định là thiếu sự giám sát, quản lý của gia đình, người lớn, các em tự ý rủ nhau đi bơi, đi tắm, chơi gần khu vực nguồn nước dẫn đến đuối nước. “Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng cần được đánh giá, phân tích cụ thể đó là nhiều trẻ em, học sinh bị đuối nước do các em chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng nhận biết sự nguy hiểm, kỹ năng an toàn trong môi trường nước và kỹ năng bơi an toàn”.

Phát động phong trào học bơi an toàn, phòng, chống đuối nước -0

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh phát biểu tại lễ phát động

Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho hay, năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo hoàn thiện tài liệu hướng dẫn giáo dục phòng chống đuối nước và các tài liệu, video clip truyền thông, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống đuối nước cho học sinh; đồng thời tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về phòng chống đuối nước, dạy bơi, cứu đuối an toàn cho 400 cán bộ, giáo viên cốt cán của 63 Sở Giáo dục và Đào tạo.

Tuy nhiên, việc tổ chức phổ cập bơi, phòng, chống đuối nước cho học sinh hiện nay gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, xây dựng bể bơi trong trường học, kinh phí để duy trì hoạt động hiệu quả của các bể bơi, sự chung tay phối hợp của chính quyền, tổ chức đoàn thể ở địa phương và phụ huynh học sinh. Vì vậy, tỷ lệ học sinh biết bơi mới chiếm khoảng 30% học sinh phổ thông trên toàn quốc.

“Lễ phát động phong trào học bơi, phòng chống đuối nước và khai mạc Giải bơi học sinh phổ thông toàn quốc năm 2022 được xem là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường và cơ sở giáo dục, cũng như tạo sự lan tỏa, thu hút sự quan tâm, chung tay của xã hội đồng hành với ngành Giáo dục triển khai phong trào học bơi an toàn và các giải pháp can thiệp phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em, học sinh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho thế hệ tương lai của đất nước”, Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đẩy mạnh công tác phòng, chống đuối nước và phong trào dạy bơi, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội về bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho các em. “Mỗi học sinh đều được trang bị kiến thức, kỹ năng, tăng dần tỷ lệ học sinh được học bơi an toàn sẽ góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn đuối nước thương tâm”. 

Phát động phong trào học bơi an toàn, phòng, chống đuối nước -0

Giải bơi học sinh phổ thông toàn quốc năm 2022 có sự tham gia của 700 vận động viên học sinh

700 vận động viên học sinh thi bơi

Giải bơi học sinh phổ thông toàn quốc năm 2022 diễn ra từ ngày 8 - 13.6 với sự tham gia của 700 vận động viên học sinh đến từ 26 tỉnh, thành phố trên cả nước. Theo Thể lệ của giải, đối tượng dự thi bao gồm các Sở Giáo dục và Đào tạo, học sinh đang học tại các trường Tiểu học, THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, Trường phổ thông năng khiếu TDTT có đủ sức khoẻ tham gia thi đấu thể thao.

Mỗi đơn vị được phép đăng ký tối đa 2 vận động viên và 1 đội tiếp sức tham gia thi đấu ở mỗi nội dung thi. Mỗi vận động viên chỉ được đăng ký tối đa 2 nội dung thi cá nhân và 1 nội dung thi tiếp sức.

Được tổ chức theo thể thức thi đấu các cự ly cá nhân và tiếp sức theo các nhóm tuổi quy định, tính thời gian trực tiếp để xếp thứ hạng vận động viên đạt thành tích, giải bơi áp dụng Luật bơi hiện hành của Tổng cục Thể dục thể thao ban hành năm 2015 đảm bảo yêu cầu công tác tổ chức phải an toàn, thiết thực, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi và thu hút đông đảo các đơn vị, địa phương tham dự.

Đối với giải bơi học sinh phổ thông toàn quốc năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cấp giấy chứng nhận cho toàn bộ vận động viên tham dự giải và giấy chứng nhận thành tích cho các cá nhân xếp hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. 

Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.