Hoạt động giám định tư pháp góp phần giải quyết các vụ án khách quan, đúng pháp luật

Sáng 17.5, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.

Hội nghị diễn ra theo phương thức trực tiếp và trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi đến dự và điều hành hội nghị.

Nhiều chuyển biến tích cực

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Nghị quyết số 755/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổng kết công tác giám định tư pháp, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tiến hành tổng kết đánh giá tình triển khai, thực hiện Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250).

Việc tổ chức hội nghị nhằm đánh giá toàn diện kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, xác định nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. Từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị các cấp có thẩm quyền nhằm hoàn thiện pháp luật về giám định tư pháp nói chung, sửa đổi Luật Giảm định tư pháp nói riêng; tiếp tục triển khai các nhiệm vụ của Đề án nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Luật Giám định tư pháp đã được Quốc hội Khóa XIII thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2013. Qua 12 năm thi hành luật, các bộ, ngành đã ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ các văn bản hướng dẫn, hệ thống các quy định về giám định tư pháp; hệ thống tổ chức, đội ngũ người làm giám định tư pháp tiếp tục được củng cố và phát triển; hoạt động và quản lý nhà nước về giám định tư pháp từng bước đổi mới, nâng cao hiệu quả. Do đó, công tác giám định tư pháp có những bước chuyển biến tích cực, ngày càng nề nếp, hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực có tổ chức giám định và giám định viên chuyên trách như pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, các lĩnh vực khác như ngân hàng, tài chính, xây dựng, tài nguyên và môi trường...

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp

Trước yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp nói chung, đặc biệt là phục vụ cho công cuộc đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, kinh tế, công tác giám định tư pháp cần đánh giá, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật cho phù hợp trong tình hình hình mới. Trong đó, tập trung vào một số nội dung: củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ người giám định tư pháp và hệ thống tổ chức giám định tư pháp; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với công tác giám định tư pháp.

Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm, đó là: tiếp tục hoàn thiện thể chế về giám định tư pháp, đặc biệt là việc ban hành các quy trình, quy chuẩn giám định ở các lĩnh vực; ban hành hướng dẫn về trưng cầu, đánh giá, sử dụng kết luận giám định; hoàn thiện tổ chức giám định tư pháp, chú trọng đến yếu tố trọng điểm vùng, miền; nâng cao chất lượng người giám định tư pháp; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giám định; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giám định tư pháp.

Qua 5 năm thực hiện Đề án 250, công tác giám định tư pháp cơ bản đạt được các mục tiêu, nội dung Đề án đã đề ra, đã có 12/15 bộ, cơ quan ngang bộ ban hành quy trình và thời hạn giám định; hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập được củng cố, kiện toàn; chế độ kéo dài thời gian làm việc cho giám định viên pháp y, pháp y tâm thần đã được Chính phủ ban hành; có 1.039.615 vụ việc giám định được thực hiện cơ bản đáp ứng kịp thời yêu cầu của hoạt động tố tụng, các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giám định tư pháp được nhiều bộ, ngành và địa phương quan tâm tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Bên cạnh những kết quả đạt được, các đại biểu cũng chỉ rõ những vướng mắc, khó khăn và hạn chế khi thực hiện Đề án như: một số quy trình giám định đến nay chưa được ban hành; cơ sở vật chất, trang thiết bị ở hầu hết các đơn vị pháp y trong toàn quốc từng bước được quan tâm đầu tư nhưng còn hạn chế, chưa tương xứng với quy mô và chức năng nhiệm vụ được giao…

Bên cạnh đó, hoạt động giám định tư pháp chưa được nhận thức sâu rộng, phản ánh được tác dụng hiệu quả và cần được tổ chức, công dân tích cực sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Từ thực tế trên, các đại biểu mong muốn, trong thời gian tới Bộ Tư pháp cần quản lý chặt số lượng giám định viên tư pháp và người giám định tư  pháp vụ việc. Tổ chức giám định tư pháp để thường xuyên kết nối, tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên ngành sâu, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật về giám định tư pháp, kiến thức chuyên ngành nhằm tăng số lượng và chất lượng giám định viên tư pháp. Đồng thời, tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm hàng năm cho các cán bộ, các giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc về từng lĩnh vực chuyên ngành sâu. 

Tin tức

25.000 lượt tham gia thi "Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân"
Tin tức

25.000 lượt tham gia thi "Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân"

Theo thông tin từ Ban Tổ chức cuộc thi "Tìm hiểu kiến thức pháp luật trên Báo Quân đội nhân dân" năm 2024, Kỳ 7 cuộc thi diễn ra từ ngày 12.9 đến 11.10, đã thu hút sự tham gia đông đảo của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, chiến sĩ lực lượng vũ trang, học sinh và Nhân dân đang sinh sống trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước; với hơn 25.000 lượt tham gia dự thi.

Trường Sĩ quan Thông tin sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 1371
Tin tức

Trường Sĩ quan Thông tin sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 1371

Trường Sĩ quan Thông tin vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội Nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở" giai đoạn 2021 - 2024 (gọi là Đề án 1371). Hội nghị do Đại tá Vũ Duy Hải - Chính ủy Nhà trường chủ trì.

Duy trì hiệu quả 100% xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Tin tức

Duy trì hiệu quả 100% xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Trong những năm qua, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đến nay, 100% (16/16) xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều được công nhận đạt chuẩn này.

Đối tượng bị bắt giữ
Tin tức

Công an Bắc Giang bắt giữ nhóm đối tượng lừa đảo qua đầu tư tiền ảo

Dùng những lời chào mời, hứa hẹn lợi nhuận cao, đầu tư dễ dàng, tạo lòng tin để lừa đảo chiếm đoạt tiền người đầu tư qua sàn tiền ảo, sau đó “làm sạch” số tiền để sử dụng. Nhóm đối tượng phạm tội này vừa bị Công an huyện Lạng Giang, Bắc Giang phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đấu tranh, triệt phá.

Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị Tập huấn quy định xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Tin tức

Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị Tập huấn quy định xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Thực hiện Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 27.2.2024 của UBND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2024, sáng 4.10, Sở Tư pháp tỉnh Hà Tỉnh đã tổ chức Hội nghị tập huấn quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tuyên truyền Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho 250 đại biểu đang làm công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh. 

Cảnh báo thủ đoạn mới để cướp giật tài sản
Pháp luật

Cảnh báo thủ đoạn mới để cướp giật tài sản

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm vừa ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với bị can Nguyễn Duy Thái, sinh năm 1985, hộ khẩu thường trú tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội để điều tra làm rõ hành vi cướp giật tài sản.

Bình Thuận hướng dẫn chỉ tiêu 'tiếp cận pháp luật' trong đánh giá nông thôn mới
Tin tức

Bình Thuận hướng dẫn chỉ tiêu 'tiếp cận pháp luật' trong đánh giá nông thôn mới

Thực hiện Kế hoạch số 364/KH-STP về tập huấn tăng cường tiếp cận pháp luật và truyền thông chính sách cho người dân đối với các xã dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024; Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận đã tổ chức 5 Hội nghị tập huấn tại UBND 5 xã dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.

Nâng khống thiết bị giáo dục ở Hà Tĩnh: Nhiều đối tượng lĩnh án
Tin tức

Nâng khống thiết bị giáo dục ở Hà Tĩnh: Nhiều đối tượng lĩnh án

Để đảm bảo thắng thầu, các doanh nghiệp đã trao đổi, thống nhất với các công ty đối tác kinh doanh, mượn hồ sơ năng lực, xây dựng các “quân xanh” cùng tham gia dự thầu để 1 công ty trúng thầu. Ngoài ra, sản phẩm thiết bị giáo dục đã bị các đối tượng cho chạy lòng vòng qua nhiều đơn vị trung gian nhằm nâng giá trước khi cấp cho Sở GD-ĐT Hà Tĩnh.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức thành công Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”
Tin tức

Bạc Liêu tổ chức cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn tiếp cận pháp luật"

Với mục đích góp phần phổ biến sâu rộng các quy định của pháp luật về xây dựng nông thôn mới, chuẩn tiếp cận pháp luật; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật, UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ban hành Kế hoạch số 145/KH-UBND về tổ chức cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn tiếp cận pháp luật" với hình thức trực tuyến.